Sự ăn mòn răng
Nghiên cứu cho thấy khoảng 47-93% bệnh nhân chán ăn bị nôn sẽ có men răng bị tổn thương. Nếu bạn tự làm bản thân mình nôn (ví dụ như móc họng) thì bạn nên biết rằng acid dịch vị trào lên miệng khiến mòn men răng (lớp bề mặt ngoài cùng của răng).
Tổn thương này thường xuất hiện không cân xứng giữa mặt trong và mặt nhai của răng, sự lan rộng của tổn thương men răng có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Một số yếu tố được cho rằng là có ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của răng mòn bao gồm chế độ ăn và thói quen vệ sinh răng miệng cũng như mức độ tự nôn.
Những người tự làm mình nôn vài lần trong ngày có nguy cơ cao bị mòn răng hơn những người ít có hành vi này. Mòn răng có thể thấy rõ sau 6 tháng thường xuyên tiến hành việc tự nôn. Trớ trêu là đánh răng sau khi nôn là một hành vi thường gặp lại có thể làm tệ hơn tổn thương ở răng do sự mài mòn của bàn chải. Qua thời gian, do men răng bị phá hủy bởi sự tiếp xúc thường xuyên với dịch vị dạ dày, răng có thể mất độ nhẵn bóng, trở nên vàng, sứt, và nhìn xơ xác
Sâu răng gây lo lắng nhiều hơn. Răng của bạn có thể nhạy cảm với nhiệt và lạnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, răng có thể hoại tử và lan rộng và cần chăm sóc nha khoa đắt tiền để sửa chữa tổn thương.
Lỗ hổng trên răng
Cho dù có liên quan đến việc có làm mình tự nôn hay không, nhiều người mắc chứng chán ăn thường ăn nhiều thức ăn chứa đường, làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng trên răng.
Những người nôn có nguy cơ cao xuất hiện các lỗ hỗng trên răng hơn do tác động của dịch vị dạ dày. Nha sĩ sẽ có thể nhận ra và chỉ điểm cho lỗ hổng trên răng ở những bệnh nhân chán ăn
Ảnh hưởng đến miệng và tuyến nước bọt.
Thường xuyên nôn có thể gây sưng lợi và chảy máu. Nó cũng có thể làm giãn rộng tuyến nước bọt ở dưới xương hàm dưới và trước mang tai, có thể gây sưng má, mặt. Sự thanh lọc có thể giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng và khô môi, và cảm giác nóng miệng, đặc biệt là lưỡi.
Cần làm gì?
Hồi phục là cách tốt nhất để hạn chế tổn thương và dự phòng hậu quả. Nếu bạn mắc chứng chán ăn không được điều trị, hãy đến gặp bác sĩ. Điều trị nhận thức hành vị có thể đem lại hiệu quả với chứng chán ăn tâm thần.
Theo Hiệp hội Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ, nếu bạn có hành vi tự gây nôn cho mình (móc họng), bạn không nên chải chải răng ngay sau đó vì nó có thể gây tổn thương men răng sâu sắc hơn.
Thay vì vậy bạn có thể làm sạch miệng với baking soda để hạn chế ảnh hưởng của dịch vị. Sau đó đợi vài giờ trước khi đánh răng hoặc ăn thức ăn chua. Bạn cũng có thể hạn chế ảnh hưởng của acid dạ dày bằng việc ăn bơ và uống sữa.
Mặc dù bạn cảm thấy xấu hổ, bạn nên đến gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra. Hãy thành thật với bác sĩ về chứng chán ăn để họ có thể phòng ngừa những vấn đề nha khoa nghiêm trọng hơn.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…