Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vệ sinh răng miệng tốt có thể bảo vệ tim mạch

Có thể bạn chưa biết, sức khỏe răng miệng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Nếu như chăm sóc răng miệng không tốt thì nụ cười không phải là thứ duy nhất bị ảnh hưởng: vệ sinh răng miệng kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, theo một nghiên cứu mới đây ở Phần Lan.

Sau khi khám răng và động mạch của hơn 500 người, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng những người cần chữa tủy răng có nguy cơ gấp ba lần bị hội chứng mạch vành cấp tính – máu tụ ở động mạch tim gây đau tim – so với người bệnh có răng khỏe mạnh.

Bạn cần phải điều trị tủy nếu bạn bị viêm tủy chân răng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng nặng, thường do một lỗ thủng răng không được chữa trị và trầm trọng thêm.

Vi khuẩn từ răng bị nhiễm khuẩn có thể lan tới các vùng khác của cơ thể. Trong đó có tim, nếu tim đã bị tổn hại từ  trước thì vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng ở tim gọi là viêm màng trong tim. 

Hơn nữa, cơ thể sẽ phản ứng với vi khuẩn bằng cách kích động hệ miễn dịch trên diện rộng để chống lại vi khuẩn. Đó là một vấn đề ngay cả đối với người được chẩn đoán không có vấn đề về tim. Quá nhiều phản ứng viêm có thể dẫn đến sự phát triển mảng bám trong động mạch và mạch máu, có thể làm yếu hoặc làm tổn hại tim.  Nó có thể tạo ra cục máu đông dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.

Viêm tủy chân răng rất phổ biến – Hiệp hội răng hàm mặt Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 15 triệu ca điều trị tủy mỗi năm. Người ở bất kì mọi độ tuổi nào cũng có thể có nguy cơ.

Vấn đề là có nhiều người không biết mình có vấn đề với tủy răng: nhiều lần bệnh nhân không có triệu chứng vì chiếc răng đã “chết” và không  liên quan đến nguồn máu cung cấp năng lượng – tức là bạn sẽ không cảm thấy đau vùng đó nữa. Bệnh này thường chỉ được phát hiện bằng chụp Xquang. 

Vì vậy, lịch hẹn khám bác sĩ răng hàm mặt định kì trở nên rất quan trọng, thông thường một lần mỗi năm là đủ. Điều này cho phép nha sĩ biết được tình trạng sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, thông thường phần lớn mọi người cần chụp Xquang răng một lần một năm.  

Tuy nhiên, mỗi người lại có đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào tiền sử y tế và răng miệng. Nếu bạn từng nhiều lần đi hàn răng và có bệnh và nướu trong quá khứ, hoặc hút/nhai thuốc lá, nha sĩ sẽ khuyến nghị chụp Xquang răng 6 tháng một lần.

Giữa những lần đến khám, giữ miệng sạch sẽ bằng việc đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.  Điều này sẽ giảm nguy cơ xuất hiện lỗ sâu răng, và nếu không được chữa trị kịp thời, bạn sẽ phải điều trị tủy. 

Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm