Mang thai là một trong những thay đổi thể chất lớn nhất trong cuốc đời người phụ nữ mà bạn sẽ được trải nghiệm. Ngoài việc ăn uống lành mạnh thì việc tập thể dục cũng là những phương pháp giúp bạn thích nghi được với sự thay đổi về thể chất khi mang thai và tốt cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên làm thế nào để tập thể dục được an toàn?
Tiến sỹ, bác sỹ Linda Szymanski là một chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa và thể dục trị liệu sẽ giải đáp cho chúng ta những lời khuyên về tập thể dục an toàn nào là đúng và lời khuyên nào là sai khi mang bầu.
Thứ nhất: nếu bạn không thường xuyên tập thể thao thì đừng bắt đầu tập thể dục khi bạn mang bầu.
Đây là một lời khuyên không đúng, nó đã được lưu truyền qua nhiều năm. Nhưng thực tế mang bầu là một thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu tập thể dục, thậm chí trước đó bạn chưa từng đi tập thể dục hoặc tập thể dục không thường xuyên. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo là nên tập những bài tập ở cường độ trung bình khoảng 150 phút một tuần (nghĩa là 30 phút mỗi ngày, tập 5 ngày một tuần). Sau đây là những bài tập lý tưởng trong thời gian thai kỳ:
Một điều rất quan trọng đó là khi tập thể dục bạn nên tập ở mức độ vừa phải đừng ép buộc bản thân phải tập đến mức độ kiệt sức.
Thêm vào đó, bạn cũng nên cẩn thận với những bài tập có thể khiến bạn mất cân bằng, bởi vì bạn có thể bị ngã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho em bé. Ngay kể cả việc đạp xe cũng không được khuyến cáo cho các phụ nữ muốn tập thể thao khi mang bầu vì đạp xe cũng rất dễ nga. Điều quan trọng là những bài tập vừa đáp ứng được sở thích của bạn vừa ở trong giới hạn an toàn.
Thứ hai: vận động viên có thể tiếp tục các bài tập cường độ cao trong thời gian mang bầu
Nếu bạn là vận động viên thì việc tập những bài tập cường độ cao là quá quen thuộc do đó bạn có thể duy trì chế độ luyện tập của bạn như cũ trong thời gian mang thai miễn là không có biến cố gì xảy ra. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc tập luyện và nên để tâm nhiều hơn đến sự thay đổi của cơ thể khi luyện tập. Những nữ vận động viên thường ép mình để tập cường độ cao cho đến khi mệt mỏi hoặc chuột rút họ mới chịu dừng lại, họ thường đẩy bản thân đi quá ngưỡng giới hạn của bản thân, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bạn cần phải học cách cân bằng giữa việc tập luyện và giới hạn an toàn cho thai nhi.
Tập thể dục có thể thúc đẩy giảm cân sau khi sinh. Nhưng giá trị thực sự của việc tập thể dục đó là nó đem lại sự cải thiện sức khỏe đáng king ngạc. Có thể kể ra một số lợi ích sau: chức năng trao đổi chất tăng lên, nguy cơ phát triển tim mạch giảm, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Thậm chí nếu bạn không thấy giảm cân ngay sau khi sinh thì bạn tiếp tục duy trì việc tập thể dục cũng giúp bạn có sức khỏe dẻo dai hơn và tốt hơn rất nhiều so với trước đây.
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.
Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.
Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?
Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.
Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.
Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.