Dưới đây là 10 loại thực phẩm có thể giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và có một cơ thể khỏe mạnh.
1. Tỏi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có tính kháng khuẩn và tính kháng virus. Tỏi giúp kích thích việc sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể con người và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Người ta có thể ăn trực tiếp hoặc thêm nó vào các món ăn như một gia vị.
2. Bưởi
Bưởi đào có hàm lượng cao vitamin C - là một thành phần thiết yếu để chống lại cảm lạnh thông thường và các bệnh tật khác. Bưởi có chứa một số lượng lớn các bioflavonoids chính là thể hiện qua sắc hồng trong múi bưởi. Các bioflavonoids là một loại dinh dưỡng thực vật cần thiết cho cơ thể bạn. Cùng với hàm lượng vitamin C cao, nó giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường.
3. Nấm
Vi chất Selenium và chất chống oxy hóa được tìm thấy rất nhiều trong mũ nấm. Ngoài ra nấm chứa vitamin B và niacin cao nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong cơ thể được an toàn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn nhiều nấm, bạn đã xây dựng được hệ thống miễn dịch hoàn hảo để kháng virus và kháng khuẩn.
4. Các loại rau có màu sắc tươi sáng
Các chất chống oxy hóa quan trọng nhất có thể hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch cơ thể là cartenoids. Khi lựa chọn rau có màu xanh, màu đỏ, vàng và cam, đều là những loại rau củ có chứa nhiều cartenoids. Hãy đưa những loại màu sắc này vào mâm cơm nhà bạn.
5. Súp lơ
Các loại rau họ cải như bông cải xanh rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Đây là chìa khóa để cải thiện sức khỏe tổng thể cho bạn. Hàm lượng cao Choline cũng có thể được tìm thấy trong các loại rau này và vi chất này sẽ giúp giữ cho các tế bào của bạn hoạt động đúng chức năng, đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa; tống các vi khuẩn ra khỏi cơ thể của bạn, đồng nghĩa với giảm bệnh tật trong cơ thể. Glutathione là một loại vitamin chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong bông cải trắng, rất tốt cho việc đẩy lùi bệnh tật.
6. Quả mọng
Đây là loại quả phổ biến trong thực đơn giảm cân. Nhưng siêu thực phẩm này cũng vô cùng phong phú chất chống oxy hóa - một sự trợ giúp hữu hiệu cho hệ thống miễn dịch.
7. Hạt khô
Không chỉ rất giàu hàm lượng protein, hạt khô cũng tràn đầy chất béo lành mạnh mang tính sống còn với một chế độ ăn uống tốt. Hạt khô còn rất giàu omega 3, axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa phong phú - thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm bảo vệ hệ thống miễn dịch tốt nhất. Bằng cách ăn các loại hạt một cách thường xuyên, bạn cũng sẽ thấy rằng chúng có thể hỗ trợ trong cuộc chiến chống các bệnh mãn tính.
8. Lòng đỏ trứng
Đây là thực phẩm có hàm lượng cực kỳ cao protein, kẽm, selen và các khoáng chất rất quan trọng khác. Tất cả những điều này đã chứng tỏ lợi ích của lòng đỏ trứng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Lưu ý rằng long đỏ trứng cũng có lượng cholesterol rất cao, nên khi tiêu thụ ở mức vừa phải mới đem lại lợi ích to lớn. Lòng đỏ trứng cũng có thể giúp chống lại cảm lạnh thông thường và các thiếu sót khác liên quan đến khả năng miễn dịch.
9. Hàu
Là loại thực phẩm tốt cho sinh lí rất phổ biến và đã được chứng minh là thực phẩm tuyệt vời để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hàu rất có nguồn khoáng chất dồi dào, đặc biệt là kẽm – một vi chất tuyệt vời để tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm chứa một số thành phần kháng virus, rất cần thiết khi bạn cố gắng để chống lại bệnh tật xâm nhập. Nó cũng giúp làm giảm bớt bất kỳ mức độ nghiêm trọng của vết thương và đông máu.
10. Sữa chua
Sữa chua có chứa vi khuẩn sống giúp bảo vệ đường ruột chống lại bất kỳ căn bệnh tiêu hóa nào, đồng thời xây dựng một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Nó giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Một số vi chất đã được tìm thấy trong sữa chua giúp chống lại một số bệnh nhất định, thậm chí cả ung thư.
Đừng quên thêm những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn bởi mùi vị thơm ngon và khả năng chống lại bệnh tật cũng như lượng Protein phong phú giúp bạn khỏe mạnh của nó.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.