Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) giống như một cơn đột quỵ, có các triệu chứng tương tự đột quỵ, nhưng thường chỉ kéo dài vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn. Khoảng 1 trong 3 người có một TIA cuối cùng sẽ có một cơn đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Một TIA có thể xem như là một cảnh báo và một cơ hội - cảnh báo về một cơn đột quỵ sắp xảy ra và cơ hội để thực hiện các bước để ngăn chặn đột quỵ.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài một vài phút. Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng biến mất trong vòng một giờ. Các dấu hiệu và triệu chứng của TIA giống với những phát hiện sớm trong một cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột với các dấu chứng, triệu chứng sau: yếu, tê hoặc liệt ở mặt, tay hay chân, thường ở một bên của cơ thể; líu lưỡi hoặc lời nói bị cắt bớt hoặc người khác khó hiểu; mù lòa ở một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi; chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp cả hai; mỗi người có thể có nhiều hơn một cơn TIA, các dấu hiệu và triệu chứng tái phát có thể giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào khu vực của não bộ liên quan.
Khi nghi ngờ có một TIA, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đánh giá kịp thời và xác định các rối loạn để điều trị có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Mảng vữa xơ trong lòng động mạch là thủ phạm gây TIA.
Một TIA có nguồn gốc tương tự như một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là thể phổ biến nhất của đột quỵ. Trong một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, cục máu đông làm nghẽn cung cấp máu cho một phần của bộ não. Trong TIA, không giống như một cơn đột quỵ, tắc nghẽn là tạm thời và không có tổn thương vĩnh viễn.
Nguyên nhân cơ bản của một TIA thường là một sự tích tụ của các mảng chứa cholesterol gọi là mảng xơ vữa trong lòng động mạch hoặc một trong các nhánh của động mạch, là nguồn cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho não. Mảng xơ vữa có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự hình thành của một cục máu đông. Một cục máu đông di chuyển đến một động mạch cung cấp cho não từ một phần khác của cơ thể, thường gặp nhất từ tim, cũng có thể gây ra một TIA.
Lịch sử gia đình: Người có nguy cơ cao bị TIA và đột quỵ nếu trong gia đình đã có thành viên bị TIA hoặc đột quỵ.
Tuổi tác: Nguy cơ TIA và đột quỵ tăng khi già đi, đặc biệt là sau 55 tuổi.
Giới tính: Đàn ông có nguy cơ cao TIA và đột quỵ cao hơn nữ, nhưng hơn một nửa số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở phụ nữ.
Người đã từng có một hoặc nhiều TIA, nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 10 lần người chưa từng bị TIA.
Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đột quỵ là một biến chứng thường gặp của rối loạn di truyền này.
Chủng tộc: Người da đen có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn các chủng tộc khác, một phần là do họ có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cao hơn.
Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Trần Minh
Tăng huyết áp: Nguy cơ đột quỵ bắt đầu với chỉ số huyết áp cao hơn 110/75mmHg. Cần gặp bác sĩ để có được huyết áp mục tiêu dựa vào độ tuổi, các bệnh kèm theo và các yếu tố khác.
Cholesterol cao: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa, có thể làm giảm các mảng xơ vữa trong động mạch.
Bệnh tim mạch: Suy tim, nhịp tim bất thường, hẹp động mạch cảnh...
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Các mạch máu tay và chân bị hẹp tắc.
Bệnh đái tháo đường: Nồng độ homocystein cao; thừa cân và béo phì.
Do lối sống: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ huyết khối, tăng huyết áp...; giảm hoạt động thể chất, kém vận động; ăn quá nhiều chất béo và muối làm tăng nguy cơ TIA và đột quỵ; uống nhiều rượu; sử dụng cocain và ma túy; sử dụng thuốc tránh thai.
Khi bác sĩ đã xác định nguyên nhân của cơn thiếu máu não thoáng qua, mục tiêu của điều trị là để điều chỉnh bất thường và ngăn ngừa đột quỵ. Tùy thuộc vào nguyên nhân của TIA, bác sĩ sử dụng một số loại thuốc để giảm khả năng bị đột quỵ sau một TIA. Các thuốc được lựa chọn phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và loại TIA. Hai loại thuốc hay dùng là: thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel; thuốc chống đông máu bao gồm heparin và warfarin; nếu có rung nhĩ, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống đông; phẫu thuật can thiệp động mạch cảnh tắc hẹp như nong mạch, đặt stent...
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.