Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 thói quen có thể dự phòng cơn đột quỵ

Một cơn đột quỵ có thể là sự việc nghiêm trọng, để lại những hậu quả khó lường lâu dài. Không phải bất kì loại đột quỵ nào cũng có thể dự phòng, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể dự phòng được bằng việc thay đổi thói quen sống.

Những tiến bộ trong việc điều trị đột quỵ đã đem lại triển vọng điều trị tốt hơn đối với những bệnh nhân đột quỵ. Một trong số những cách tiếp cận quan trọng trong phòng bệnh đột quỵ bao gồm việc dự phòng, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao. 

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là sự tăng huyết áp kéo dài, làm tăng nguy cơ đột quỵ và cũng góp phần trong sự tiến triển của những bệnh tim mạch và bệnh mạch não, là 2 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ được biết đến nhiều nhất.

Bước đầu tiên để kiểm soát huyết áp có hiệu quả là chẩn đoán thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều trị cao huyết áp có thể bao gồm chế độ ăn ít muối, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên, và kiểm soát stress. Đôi khi bạn sẽ được kê thuốc hạ huyết áp. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về cách tiếp cận tốt nhất cho tình trạng cao huyết áp của bạn.

Kiểm soát bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể là do bẩm sinh hoặc có thể xảy ra muộn hơn do di truyền. Bệnh tim mạch có thể tiến triển do cao huyết áp, béo phì, hoặc lượng cholesterol tăng cao.

Bệnh tim mạch có thể bao gồm bệnh mạch vành, vấn đề về van tim, phì đại cơ tim, hoặc nhịp tim bất thường. Có nhiều cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tim của bạn, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Giống như bệnh cao huyết áp, cách tiếp cận tốt nhất là khám tổng quát thường xuyên với bác sĩ của bạn vì thế bạn có thể ngăn chặn những vấn đề này sớm trước khi chúng tiến triển.

Giảm hàm lượng cholesterol

Lượng cholesterol tăng cao góp phần làm tiến triển các bệnh tim mạch và bệnh mạch não. Nó thường là kết quả của chế độ ăn uống không lành mạnh với quá nhiều mỡ. Làm giảm lượng cholesterol đòi hỏi một chế độ ăn với lượng chất béo trung bình, tập luyện ở mức độ vừa phải, và đôi khi sẽ phải sử dụng thuốc.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường có thể góp phần làm tiến triển các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não. Tiểu đường là một rối loạn trong chuyển hóa đường máu. Tiều đường có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Những người mắc tiều đường tuýp 1 đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ lượng đường máu, và thường xuyên điều trị bằng insulin. Những người mắc tiểu đường tuýp 2 đòi hỏi sự kiểm soát lượng thức ăn đưa vào, và đôi khi sử dụng thuốc để duy trì lượng đường máu phù hợp.

Kiểm soát béo phì

Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nó có thể góp phần làm tăng huyết áp và lượng cholesterol cao. Béo phì thường được kiểm soát bằng ăn uống và tập thể thao. Đôi khi, thực phẩm giảm cân hoặc phẫu thuật giảm cân có thể hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân chỉ với chế độ ăn và tập luyện.

Di truyền đóng một vai trò nhất định trong bệnh béo phì khi một số người dễ bị thừa cân hơn những người khác, khiến cho việc giảm cân trở thành một thử thách lớn.

Dừng hút thuốc
Hút thuốc góp phần làm tiến triển bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, và huyết áp cao. Hút thuốc có thể là một thói quen khó có thể từ bỏ được. Những cách tiếp cận khác nhau, bao gồm kiểm soát hành vi, tư vấn, các nhóm hỗ trợ, miếng dán nicotin, và chương trình cai hút thuốc có thể được sử dụng để hỗ trợ cai thuốc. Nghiên cứu cho thấy nhiều ảnh hưởng xấu do hút thuốc có thể được hồi phục theo thời gian khi ngừng hút thuốc. Thông thường, việc dừng hút thuốc sẽ thành công hơn khi được tư vấn, hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm.

Kiểm soát stress

Stress có thể góp phần vào nguy cơ đột quỵ bằng cách gây nên cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, và bệnh mạch máu não. Kiểm soát tâm trạng, stress và sự lo lắng thường bao gồm môt cách tiếp cận để hiểu được toàn diện những đáp ứng về mặt thái độ và cảm xúc. Stress không thể đo lường được và đòi hỏi một cách tiếp cận lâu dài để kiểm soát có hiệu quả.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm