Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ bị dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò ở trẻ em có thể gây ra nhiều lúng túng cho các bậc cha mẹ và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm được những gì.

Chăm sóc trẻ bị dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò là gì?

Dị ứng sữa bò xảy ra khi hệ thống miễn dịch của con bạn phản ứng lại với những protein trong sữa và các sản phẩm từ sữ bò. Những loại protein này cũng có thể có trong sữa công thức hoặc sữa mẹ nếu mẹ ăn các thức ăn có sữa bò.

Dấu hiệu

Dị ứng sữa bò là loại dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ em và ảnh hưởng tới 7% trẻ nhỏ ở Mỹ. Bé có nguy cơ cao bị dị ứng sữa bò nếu tiền sử gia đình có người dị ứng sữa bò. Nhiều trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
  • Mẩn đỏ hoặc phát ban xung quanh miệng
  • Ngứa hoặc sưng phù khắp người
  • Phù mặt
  • Khò khè
  • Nôn
  • Tiêu chảy

Phản ứng chậm

Nhiều trẻ cũng có thể có những phản ứng với sữa bò một cách từ từ, bao gồm:
  • Nôn ra sữa
  • Quấy khóc
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Biếng ăn
  • Eczema

Sốc phản vệ

Hiếm khi sữa bò có thể gây ra phản ứng nặng, gọi là sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng. Những triệu chứng của sốc phản vệ có thể xảy ra ngay lập tức sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Bạn cần gọi cấp cứ ngay lập tức nếu trẻ có các biểu hiện:
  • Phát ban, phù da
  • Khò khè hoặc khó thở
  • Phù môi, miệng, lưỡi hoặc họng
  • Cơ thể hoặc chân tay mềm nhũn
  • Bất tỉnh

Sốc phản vệ có thể diễn biến rất nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy, đừng quên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Chẩn đoán

Con của bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán dị ứng sữa thông qua các triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm máu, thử phản ứng dị ứng trên da.

Một chế độ ăn hạn chế sữa bò có thể được khuyến cáo và sau đó đánh giá lại. Đôi khi, phản ứng dị ứng chậm có thể khó chẩn đoán, vì vậy, con bạn cần có một chế độ ăn đặc biệt theo sự khuyến cáo và giám sát của chuyên gia dinh dưỡng.

Những thực phẩm cần tránh

Khi con bạn bị dị ứng với protein trong sữa bò, chúng cũng sẽ có khả năng bị dị ứng với sữa dê và sữa cừu. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: sữa, sữa chua, kem, bơ và phomat.

Sữa cũng có thể “ẩn” trong rất nhiều sản phẩm khác, vì vậy, bạn nên kiểm tra nhãn các sản phẩm này xem có thành phần của sữa hay không:

  • Đường sữa, lactose, sữa đặc, protein sữa, sữa pha chế
  • Casein và các muối của casein, đạm thủy phân
  • Lactabumin
  • Sữa bột tách kem, sữa đặc không béo, chất béo làm từ bơ

Theo quy định về nhãn thực phẩm, những thực phẩm chứa sữa phải được in đậm danh sách các thành phần.

Không dung nạp lactose

Một vài triệu chứng có thể xuất hiện giống như dị ứng sữa bò nhưng thực sự nó là các dấu hiệu của chứng không dung nạp lactose, khi đường sữa tự nhiên không được phá vỡ. Không dung nạp lactose ít phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó có thể tiêu chảy, co thắt dạ dày và đầy bụng.

Chứng quấy khóc ở trẻ nhỏ hay dị ứng sữa bò?

Những triệu chứng của chứng quấy khóc ở trẻ nhỏ và dị ứng sữa khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò cũng có thể gây ra chứng quấy khóc. Khi con bạn bị dị ứng sữa bò, bên cạnh các triệu chứng đau bụng dữ dội như khóc, nắm bàn tay lại, ưỡn cong lưng, thường kèm theo:
  • Eczema
  • Tiêu chảy
  • Nôn

Nếu bạn nghi ngờ hay phân vân, bạn nên cho con đến gặp bác sĩ để xác định chính xác.

Nuôi con bằng sữa mẹ và dị ứng sữa bò

Cho con bú và có một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng là tốt nhất cho bạn và bé. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu nhận thấy phản ứng của bé sau khi bạn đã ăn các loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như sữa. Protein của sữa bò đi vào sữa của bạn, và nó gây ra triệu chứng ở những trẻ bị dị ứng sữa, bao gồm:
  • Quấy khóc
  • Khó chịu sau khi bú
  • Khó ngủ
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Các triệu chứng giống như cảm lạnh, thở khò khè
  • Ngứa, đỏ mắt
  • Khô da

Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Nếu bạn nhận thấy trẻ đang bú mẹ và có phản ứng với những sản phẩm từ sữa mà bạn ăn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Họ có thể khuyên bạn tránh sử dụng các thức ăn này trong ít nhất 2-3 tuần và theo dõi sự cải thiện các triệu chứng ở trẻ. Nếu chúng là nguyên nhân thì các triệu chứng của trẻ sẽ tốt lên trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên, bạn cũng không cần kiêng hoàn toàn các sản phẩm từ sữa. Tùy thuộc vào mức độ phản ứng của bé mà bác sĩ sẽ giúp bạn có điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn.

Thay đổi sữa công thức

Bác sĩ có thể khuyên bạn thay thế loại sữa công thức nếu em bé của bạn có dấu hiệu dị ứng sữa bò. Các loại sữa có thể được sử dụng bao gồm sữa thủy phân, khi đó các protein sữa đã được phân cắt thành các phần nhỏ hơn, dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng hơn. Ngoài ra, các loại sữa công thức amino acid, không chứa bất kì một chuỗi protein nào, có thể được sử dụng nếu trẻ khó sử dụng sữa thủy phân hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng.

Mối nguy hiểm khi chơi đùa

Hãy tăng cường cảnh giác nếu con của bạn bị dị ứng sữa bò khi chúng chơi với những trẻ khác. Chúng có thể  tiếp xúc với các sản phẩm từ sữa của trẻ khác. Hãy thông báo cho những người chăm sóc trẻ biết được tình trạng dị ứng sữa của trẻ khi bạn không có thời gian bên con.

Đi khám bác sĩ

 bác sĩ có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất, bạn nên lưu ý ghi lại các thông tin:
  • Phản ứng của con bạn xảy ra khi nào và ở đâu?
  • Danh sách những loại thức ăn gây ra phản ứng cho trẻ
  • Các triệu chứng của con bạn là gì: phát ban, khò khè…
  • Những triệu chứng này kéo dài bao lâu?
  • Những gì làm giảm triệu chứng của con?

Kiểm soát tình trạng dị ứng sữa bò

Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng dị ứng sữa bò ở trẻ là đảm bảo cho con bạn hoàn toàn không sử dụng các protein từ sữa bò. Nếu bạn cho con bú, hãy thảo luận với bác sĩ để cắt giảm hoặc hạn chế những sản phẩm sữa trong chế độ ăn của mình. Nếu bạn nuôi con bằng sữa công thức, bạn sẽ được tư vấn thay đổi sang những loại sữa phù hợp cho con.

Nhiều trường hợp phức tạp như dị ứng với nhiều loại khác nhau, khó chẩn đoán, phản ứng nghiêm trọng hoặc chậm phát triển cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Tiên lượng

Rất may là hầu hết những đứa trẻ bị dị ứng sữa bò sẽ hết sau 15 tuổi, nhưng một số trường hợp vẫn bị phản ứng khi trưởng thành. Đừng cố gắng thực hiện một mình hoặc cắt giảm những thực phẩm thiết yếu ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ ăn hợp lí nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dị ứng sữa bò ở trẻ em - tình trạng đáng lo ngại
Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm