Viêm phế quản mạn tính là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống thở - những đường dẫn khí được gọi là phế quản. Tình trạng viêm khiến đường thở tiết quá nhiều chất nhờn và các thay đổi khác. Có nhiều loại viêm phế quản khác nhau, song phổ biến nhất vẫn là cấp tính và mạn tính.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Nó phổ biến ở những người hút thuốc. Những người bị viêm phế quản mạn tính có xu hướng dễ bị viêm phổi hơn. Những người này cũng có các đợt viêm phế quản cấp tính, khi các triệu chứng trở nên nặng nề hơn tại một thời điểm bệnh bùng phát.
Tiêu chuẩn phân loại là viêm phế quản mạn tính gồm 2 tiêu chí chính:
Người bị viêm phế quản mạn tính có thể kèm theo bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là một nhóm lớn các bệnh phổi. Viêm phế quản mạn tính không còn được coi là một loại COPD, mặc dù thuật ngữ này vẫn được các bác sĩ sử dụng để mô tả một bệnh nhân bị ho có đờm trong ba tháng và kéo dài trong hai năm liên tiếp. Bệnh nhân mắc COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai. Trong đó, viêm phế quản tắc nghẽn chính là tình trạng viêm và sưng mạn tính của đường thở.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản mạn tính?
Viêm phế quản mãn tính không phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng nguyên nhân chính của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và môi trường làm việc cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Điều này đặc biệt đúng nếu người đó cũng hút thuốc.
Các triệu chứng viêm phế quản thường xảy ra kèm với các bệnh phổi khác, chẳng hạn như:
Triệu chứng và biến chứng của viêm phế quản mãn tính
Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:
Những người bị viêm phế quản tính thường bị ho và tạo đờm trong nhiều năm trước khi họ bị khó thở.
Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra các biến chứng:
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính?
Kiểm tra chức năng phổi
Các xét nghiệm này giúp đo lường khả năng di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi. Các bài kiểm tra thường được thực hiện với các máy đo đặc biệt. Chúng bao gồm:
Điều trị viêm phế quản mạn tính như thế nào?
Điều trị viêm phế quản mạn tính với mục đích điều trị các nguyên nhân và triệu chứng, có thể bao gồm các điểm chính như:
Nhìn chung, việc điều trị cần thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa.
Tổng kết
Biểu hiện của viêm phế quản mạn tính, COPD và thậm chí là hen phế quản có thể gần giống nhau và gây ra những nhầm lẫn. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng điển hình của bản thân cũng như những người xung quanh, điều cần thiết nhất là đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và có những hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại: Sự khác nhau giữa hen suyễn và COPD
Sốt xuất huyết ở trẻ em khó nhận biết sớm và dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt siêu vi, dẫn đến điều trị sai... Do đó, nếu trẻ sốt cao kéo dài trong mùa sốt xuất huyết, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nhằm giảm thiểu nguy cơ bị sốc và tử vong.
Ngày nay, sức khỏe tinh thần là một khái niệm được thảo luận rộng rãi. Bạn có thể nhận thấy các cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần trực tuyến, trong cuộc trò chuyện, trên chương trình yêu thích của bạn hoặc bất kỳ nơi nào khác. Đó là lý do tại sao việc xây dựng thói quen để có sức khỏe tinh thần tốt hơn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Số ca nhiễm cúm tăng lên, trong khi đó diễn tiến của dịch Covid-19 khó dự đoán với sự xuất hiện của biến chủng dễ lây lan BA.5 của Omicron. Do đó, bên cạnh vaccine Covid-19, người cao tuổi nên tiêm phòng vaccine cúm.
Sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… đều có thể là dấu hiệu của viêm mũi họng cấp và cúm A.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là điều tiên quyết giúp nâng cao sức khỏe người vợ trước khi làm thụ tinh ống nghiệm. Trong thời gian này, bạn cần chú ý lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, cân bằng.
Thay vì ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, chế biến món ăn theo cách hấp là cách để bạn tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Sau đây là những lý do bạn nên thêm các món hấp vào thực đơn của mình.
Đau họng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đau họng vào ban đêm còn khiến bạn khó ngủ, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là nguyên nhân khiến bạn đau họng về đêm và một số lưu ý về thực phẩm.
Nội tiết tố hay hormone trong cơ thể là một hệ thống phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ dinh dưỡng đến vận động. Việc tập thể dục, hoạt động thể chất đúng và đủ có thể giúp bạn duy trì cân bằng nội tiết tố.