Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập thấp thường ăn khẩu phần ăn ít thịt cá, hải sản sẽ dẫn tới thiếu kẽm, hệ miễn dịch kém, chậm lớn và mắc nhiều bệnh mạn tính. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp làm giảm 18% tỷ lệ tiêu chảy, 41% tỷ lệ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện mới đây ghi nhận một bệnh nhi 13 tuổi bị viêm phổi dương tính với vi khuẩn lao. Trong khi đó, trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ trong đó đã tiêm phòng lao và có sẹo lao.
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu và các chức năng trong cơ thể đều suy giảm nên dễ khiến mầm bệnh tấn công. Đặc biệt khi giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh và xâm nhập vào hệ hô hấp trong đó có viêm phổi.
Cảm lạnh là bệnh rất phổ biến ở trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi trung bình bị 6-8 đợt/năm với triệu chứng khoảng 7- 14 ngày. Trẻ đi mẫu giáo dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà.
Adenovirus là một loại virus có thể gây ra nhiều loại bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng thần kinh và nhiễm trùng mắt. Trong một số trường hợp, virus gây bệnh nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Các nhà nghiên cứu tại California báo cáo việc sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm trên nhiều hệ thống cơ quan bao gồm não, tim, phổi và trực tràng. Theo nghiên cứu được công bố trên hơn 12 triệu người trưởng thành ở Mỹ đang sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó tỷ lệ sử dụng cao nhất là 18-24 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào thuốc lá điện tử với các hương vị phổ biến nhất là xoài và bạc hà. Thí nghiệm được tiến hành trên những con chuột trưởng thành. Chúng được cho tiếp xúc với thuốc lá điện tử 3 lần/ngày trong vòng 3 tháng. Nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu viêm tăng lên ở các cơ quan khác nhau tùy thuộc vào hương vị thuốc lá điện tử, và viêm thần kinh là tác dụng phụ nổi bật nhất.
Viêm phổi là căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Sau khi trẻ được điều trị, các bác sĩ dặn tái khám theo lịch. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ đã không thực hiện lịch hẹn này.
Viêm phổi không kèm sốt không có nghĩa là tình trạng bệnh nhẹ, một số trường hợp người bệnh viêm phổi không kèm sốt có nguy cơ bị áp xe phổi, suy hô hấp.
Mùa hè đến, các bé được nghỉ dài ngày, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn… có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Đặc biệt, thời tiết nóng nực của mùa hè có thể làm trẻ dễ bị bệnh.
Trẻ nhập viện với các biểu hiện ho, sốt, khó thở có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Trái quất (tắc) rất thích hợp dùng cho người bị viêm phổi, ho có đờm vàng hay người bị hen suyễn; cà rốt, su hào giàu tiền chất vitamin A, C và chất chống oxy hóa tốt cho phổi.
Viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến dịch cúm, sởi hay gặp hơn ở người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.