Lí do khiến bạn bị đánh trống ngực
Đánh trống ngực là cảm giác khi tim của bạn đập quá mạnh và quá nhanh, cảm giác như rung lên. Bạn có thể cảm thấy tim đập thình thịch ở ngực hoặc ở cổ.
Đánh trống ngực gây cảm giác khó chịu và lo lắng, nhưng thường không nguy hiểm và có thể tự hết. Hầu hết các trường hợp, đánh trống ngực thường liên quan đến căng thẳng và lo lắng hoặc sử dụng các chất kích thích như caffeine, nicotine hoặc rượu. Đánh trống ngực cũng thường xuất hiện khi mang thai.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đánh trống ngực có thể là một dấu hiệu của bệnh lí tim mạch nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn bị đánh trống ngực nhiều thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ. Bạn cũng nên kiểm tra ngay nếu đánh trống ngực đi kèm với khó thở, chóng mặt, đau ngực hoặc ngất.
Bác sỹ sẽ hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán xác định hoặc tìm các bệnh lí nguyên nhân. Điều trị nguyên nhân có thể làm giảm hoặc hạn chế đánh trống ngực. Nếu bạn không có các bệnh lí nguyên nhân thì thay đổi lối sống như kiểm soát căng thẳng và tránh các yếu tố khởi phát sẽ có thể giúp bạn phòng ngừa bị đánh trống ngực.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra đánh trống ngực, có thể liên quan đến tim của bạn hoặc không.
Những nguyên nhân không liên quan đến tim mạch bao gồm:
Đánh trống ngực cũng có thể liên quan đến các bệnh lí tim mạch tiềm ẩn như:
Chẩn đoán
Bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh cũng như những thuốc bạn đang dùng, chế độ ăn và lối sống. Bác sỹ cũng sẽ hỏi thời điểm, mức độ thường xuyên hoặc hoàn cảnh cụ thể bạn bị đánh trống ngực.
Đôi khi các xét nghiệm máu có thể chỉ ra tình trạng thiếu máu, rối loạn điện giải hoặc bất thường về tuyến giáp và giúp xác định nguyên nhân gây đánh trống ngực. Những xét nghiệm hữu ích khác bao gồm:
Điện tâm đồ: có thể được tiến hành khi bạn nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. Điện tâm đồ sẽ ghi lại các tín hiệu điện học của tim và giúp xác định nhịp tim bất thường.
Holter điện tim: máy Holter được đeo ở ngực để ghi lại liên tục tín hiệu điện của tim trong vòng 24-48 giờ và có thể xác định được những bất thường về nhịp tim mà không quan sát được trên xét nghiệm điện tim định kì.
Chụp Xquang: giúp xác định một vài bất thường về tim của bạn
Siêu âm tim: cung cấp những thông tin chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.
Nếu cần thiết, bác sỹ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán hoặc để điều trị.
Điều trị
Điều trị đánh trống ngực tùy thuộc vào nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp thì đánh trống ngực không có hại và sẽ tự hết mà không cần điều trị.
Nếu vấn đề của bạn không do các bệnh lí tiềm ẩn thì bác sỹ có thể khuyên bạn tránh các yếu tố khởi phát như:
Nếu việc thay đổi lối sống không làm giảm đánh trống ngực, bác sỹ có thể chỉ định một số thuốc như thuốc chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi.
Nếu đánh trống ngực có liên quan đến các bệnh lí tiềm ẩn, ví dụ như thiếu máu, thì cần tập trung vào điều trị bệnh. Còn nếu nguyên nhân là do dùng thuốc thì bác sỹ sẽ đổi thuốc khác cho bạn. Khi đánh trống ngực có liên quan đến rối loạn nhịp tim thì cần được điều trị nội khoa hoặc các thủ thuật can thiệp tim mạch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.