Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn dựa trên các chỉ số
Vào năm 1948, Viện tim mạch Hoa Kỳ đã bắt đầu một nghiên cứu có tên là Framingham Heart Study để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Các nhà khoa học đã theo dõi hơn 5,000 người tham gia ở Framingham, Massachusetts (Mỹ) trong suốt cuộc đời họ để xác định xem yếu tố nguy cơ nào có liên quan đến bệnh tim mạch. Vào năm 1971, một nhóm thế hệ thứ hai là con cháu của những người được nghiên cứu cũng đã bắt đầu được theo dõi.
Từ kết quả của nghiên cứu kéo dài này, các nhà khoa học đã xác định được các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch hay nhồi máu cơ tim trong cuộc đời một con người. Bằng cách kiểm tra yếu tố nguy cơ của bạn, bài viết sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn dựa trên các chỉ số từ đó biết được mình cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như các liệu pháp điều trị ở mức độ bao nhiêu.
Tuổi tác
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ tăng cao khi bạn già đi, bất kể các yếu tố nguy cơ khác là gì. Nguy cơ này sẽ tăng cao đối với nam giới sau 45 tuổi hay nữ giới sau 55 tuổi, hay sau mãn kinh. Hormon estrogen được cho là có khả năng bảo vệ trái tim. Đây là lý do tại sao khi lượng estrogen hạ thấp ở phụ nữ sau mãn kinh thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ cũng tăng lên.
Theo thời gian, sự tích lũy của các mảng xơ vữa trên thành động mạch có thể trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Khi bạn già đi, động mạch sẽ bị hẹp lại. Đôi khi, một cục máu đông có thể hình thành và cản trở dòng máu chảy gây ra cơn đau tim.
Giới tính
Nam giới có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Người ta ước tính rằng khoảng 70-89% các biến cố tim mạch bất ngờ là xảy ra ở nam giới. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ tại sao lại như vậy, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hormon giới tính có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Theo một nghiên cứu, hai hormon giới tính có liên quan đến sự gia tăng nồng độ của lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay cholesterol “xấu” và giảm nồng độ của lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay cholesterol “tốt”. Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhiễm sắc thể Y đặc trưng ở nam giới có thể có một tác động nào đó đến các chỉ số cholesterol này. Bất kể lý do như thế nào thì nam giới cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch cao hơn và ở độ tuổi sớm hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
Nồng độ cholesterol toàn phần
Nồng độ cholesterol toàn phần là một nguy tố quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Chỉ số này cho biết tổng lượng cholesterol trong máu của bạn. Cholesterol là một thành phần quan trọng của các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này bao gồm chất béo, canxi và một số chất khác. Giả thuyết được đặt ra là nồng độ cholesterol của bạn càng cao thì nguy cơ cholesterol bị tích tụ lại thành mảng xơ vữa động mạch càng lớn. Nồng độ cholesterol được đánh giá theo thang sau:
Nồng độ HDL cholesterol
Các nhà khoa học khám phá ra rằng không phải tất cả các thành phần cholesterol đều giống nhau. HDL cholesterol được coi là một yếu tố bảo vệ đối với các bệnh tim mạch. Các nhà khoa học không biết chính xác tại sao nhưng họ tin rằng thành phần cholesterol này giúp giảm các phản ứng viêm là yếu tố góp phần gây nên bệnh tim mạch. Nó cũng đồng thời giúp vận chuyển cholesterol tới gan và đào thải ra ngoài cơ thể. Nói chung nồng độ HDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn càng thấp.
Nồng độ HDL dưới 40 mg/dL làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, trong khi nồng độ HDL trên 60 mg/dL có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch.
Tiền sử hút thuốc của bạn
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung. Nicotine và các hóa chất khác trong thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến tim và các mạch máu, tăng nguy cơ bị hẹp động mạch hay xơ vữa động mạch.
Nguy cơ này vẫn sẽ tăng ngay cả khi bạn chỉ thỉnh thoảng hút thuốc. May mắn là bất kể bạn đã hút bao nhiêu điếu thuốc trong thời gian bao lâu thì việc từ bỏ thuốc lá cũng luôn có lợi cho trái tim của bạn.
Chỉ số huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu khi tim co bóp có thể cho bạn biết được về nguy cơ mắc bệnh tim mạch của mình. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương sẽ cho bạn biết được áp lực trong động mạch giữa các lần đập của tim khi cơ tim được thả lỏng.
Chỉ số huyết áp tâm thu thường tăng theo tuổi tác. Nó được coi là yếu tố chỉ điểm đối với nguy cơ tim mạch. Nguyên nhân là do độ cứng của thành động mạch và sự tích tụ của các mảng xơ vữa cũng tăng tỷ lệ thuận với tuổi tác. Thang đo để đánh giá huyết áp được tính như sau:
Sử dụng thuốc hạ huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim của bạn.
Có bệnh tiểu đường hay không
Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ tăng nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch tối thiểu gấp 2 lần so với những người không bị tiểu đường.
Theo thời gian, tình trạng cao huyết áp hay đường huyết cao có thể làm tăng tích tụ các mảng xơ vữa tại động mạch và thành mạch máu dẫn đến hẹp và cứng động mạch.
Để biết được nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bản thân là bao nhiêu, hãy đi bác sỹ để kiểm tra thường xuyên và có những biện pháp hiệu quả giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ để giảm tối đa khả năng tiến triển thành một bệnh tim mạch nguy hiểm nào đó.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thói quen đơn giản giúp giảm nguy cơ tim mạch tới 92%
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?