Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại xét nghiệm có thể phát hiện ra bệnh tim mạch

Với những xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm mỡ máu và điện tâm đồ, rất có thể bác sỹ sẽ khó có thể chẩn đoán ra tình trạng bệnh tim mạch của bạn. Những xét nghiệm tiên tiến dưới đây có thể sẽ giúp phát hiện ra dấu hiệu tắc động mạch hoặc các triệu chứng bệnh tim mạch sớm hơn.

Các loại xét nghiệm có thể phát hiện ra bệnh tim mạch

Xét nghiệm mỡ máu chuyên sâu

Quá nhiều cholesterol LDL trong máu sẽ làm tắc nghẽn các động mạch. Các phân tử LDL có thể sẽ cứng và chắc như một trái bóng golf nhưng cũng có thể lớn và mềm, như một miếng bọt biển. Các phân tử LDL nhỏ và cứng sẽ gây tổn thương các động mạch nhiều hơn. Đó chính là nguyên nhân vì sao cả 2 người cùng có lượng LDL là 100mg/dl nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác nhau, có thể là bởi các phân tử LDL của họ khác nhau về số lượng và kích thước. Nếu bạn có ít hơn 1000 phân tử LDL trong mẫu máu và đều là các phân tử có kích thước lớn, thì nguy cơ bị cứng động mạch sẽ thấp hơn. Một người khác nếu có 2000 phân ử LDL nhưng lại có rất nhiều phân tử có kích thước nhỏ như quả bóng golf thì nguy cơ những phân tử này gây tắc động mạch và tạo ra các mảng bám sẽ cao hơn. Xét nghiệm mỡ máu chuyên sâu có thể sẽ cho bạn nhiều thông tin về kích thước và số lượng các phân tử LDL.

Xét nghiệm CRP nhạy cảm cao (High-sensitivity C-reactive protein)

CRP là một dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm. Tình trạng viêm sẽ dần dần làm tổn thương các mạch máu và các cơ quan khác. Trong vòng 10 năm vừa qua, xét nghiệm máu kiểm tra lượng CRP nhạy cảm cao đã làm thay đổi đáng kể việc đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu kết quả CRP-hs của bạn bình thường (thường là dưới 0.1mg/dl) thì các động mạch của bạn không bị viêm do chế độ ăn uống, lối sống hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Ngược lại, nếu lượng CRP-hs của bạnt ăng cao, thì có nghĩa là lối sống hoặc sức khỏe của bạn đang có vấn đề, bạn cần nhận ra và sửa chữa vấn đề này sớm nếu không muốn để ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim. Xét nghiệm CRP-hs nên được thực hiện 1 năm/lần.

Đánh giá canxi động mạch vành

Trong máu của bạn luôn có một lượng rất nhỏ canxi. Canxi trong máu cũng cứng như canxi trong xương và có thể làm các mạch máu của bạn cứng lại. Mạch máu cứng sẽ khiến tim bạn khó để bơm máu hơn, làm tăng huyết áp và cũng giống như các phân tử nhỏ khác trong máu (ví dụ như LDL), có thể sẽ dính vào niêm mạc của các động mạch và tạo cơ hội để các mảng bám hình thành. Chụp CT sẽ giúp phát hiện ra lượng canxi trong các mạch máu ở tim. Ngưỡng lý tưởng của xét nghiệm này là 0 điểm. Nếu điểm của bạn từ 1-10, bạn nên thay đổi lối sống của bạn. Nếu điểm của trong trong khoảng từ 100-hơn 400, cùng với stress test, bạn đặc biệt cần thay đổi thói quen và lối sống để dự phòng và đảo ngược tình trạng bám canxi vào mạch máu ở tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, bất kỳ ai có nguy cơ bị bệnh tim mạch sớm đều nên tiến hành loại xét nghiệm này. Tuy nhiên, do có sử dụng chất phóng xạ, nên bạn nên làm xét nghiệm này sau 50 tuổi, trừ khi bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch rất lớn (như có tiền sử gia đình, hút thuốc, bị bệnh tiểu đường). Ngoài việc phơi nhiễm với chất phóng xạ, một hạn chế của xét nghiệm này là một vài mảng bám ở động mạch không phải là mảng bám canxi. Điều đó có nghĩa là, kể cả khi điểm xét nghiệm của bạn bằng ), bạn vẫn có mảng bám trong động mạch. Tuy vậy, mảng bám dạng này thường không phổ biến và thường mềm hơn mảng bám canxi, do vậy, thường sẽ không tiến triển thành bệnh tim mạch.

Độ dày nội trung mạc động mạch cảnh (CIMT)

Loại xét nghiệm này thường sử dụng máy siêu âm để nhìn thấy rõ động mạch cảnh chính ở cổ - động mạch nối trái tim với não. Khi động mạch cảnh bị tổn thương, thì rất có khả năng các động mạch khác trong cơ thể cũng đã bị tổn thương. Xét nghiệm này sẽ cho thấy độ dày của 2 lớp niêm mạc trong của động mạch (gọi là lớp nội mạc và trung mạc). Nếu các lớp niêm mạc này quá dày, thì đó chính là dấu hiệu của việc xơ hóa động mạch sớm. Ưu điểm của CIMT là sử dụng sóng siêu âm, do vậy sẽ không có nguy cơ phơi nhiễm với tia xạ. Nếu kết quả CIMT nằm trong khoảng bình thường (khoảng 0.7mm hoặc ít hơn, tùy theo tuổi và độ dày của động mạch), thì nguy cơ bị tắc động mạch sẽ rất thấp. Nếu kết quả CMIT là trên 0.8mm, thì bạn nên thay đổi lối sống của mình. Loại xét nghiệm này được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện và có hơn 500 nghiên cứu khoa học đã chứng minh được hiệu quả của xét nghiệm này. Những người từ 50 tuổi trở lên nên bắt đầu được tiến hành xét nghiệm, nhưng có thể tiến hành sớm hơn với những người hút thuốc lá, có lượng cholesterol máu cao hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch.

EndoPAT

Các động mạch được lót bởi một lớp tế bào được gọi là lớp nội mô, lớp nội mô này sẽ giúp bảo vệ các mạch máu khỏi chấn thương và tắc nghẽn, đồng thời, giúp mạch máu có thể giãn ra để tăng lưu lượng máu chảy khi cần. Các động mạch khỏe mạnh sau khi giãn ra/chẹn lại sẽ ngay lập tức trở về kích thước bình thường, ví dụ như khi đo huyết áp. Khi đo huyết áp, một khi quá trình đo đã diễn ra xong, lưu lượng máu chảy có thể sẽ tăng lên gấp hai, thậm chí là gấp 4 lần sau một vài giây cho tới một vài phút. Tuy nhiên, nếu động mạch bị tổn thương thì việc này sẽ không xảy ra được. Khi mạch máu không thể trở về trạng thái ban đầu được, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn chức năng nội mô – một trong số những dấu hiệu sớm nhất của bệnh động mạch mà chúng ta có thể phát hiện. Xét nghiệm này sẽ được tiến hành bằng cách đặt một băng đo giống như đo huyết áp lên cánh tay và sẽ được bơm hơi trong vòng 5 phút, trong khi đó sẽ có một chiếc kẹp đặc biệt được đặt lên một đầu ngón tay của mỗi bàn tay. Khi băng tay được tháo ra, lưu lượng máu sẽ từ từ tăng lên tại bàn tay bị quấn băng nhưng sẽ không tăng ở bàn tay không bị quấn băng. Nghiên cứu của Mayo Clinic tiến hành trên hơn 250 người và theo dõi kết quả trong 6 năm cho thấy, những người có lưu lượng máu chảy kém sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong cao hơn. EndoPAT thường được tiến hành cho những người muốn biết tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, nhưng cũng có thể được tiến hành với những người đã mắc bệnh tim mạch. Nhược điểm của biện pháp này là bạn vẫn có thể có kế quả EndoPAT bình thường trong khi bạn có bệnh về động mạch hoặc thậm chí là bạn cần phải phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent.

Xét nghiệm homocysteine

Khoảng 40 năm trước, một bác sỹ đã quan sát được những dấu hiệu tổn thương động mạch sớm ở trẻ nhỏ có lượng một loại amino acid tên là homocystein tăng cao. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng, ở người trưởng thành, tăng lượng homocystein cũng sẽ liên quan đến việc tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Lượng homocystein trong ngưỡng an toàn, được xác định thông qua xét nghiệm máu, là dưới 10 micromol/l và thậm chí tốt hơn là dưới 8. Nếu lượng này rơi vào khoảng trên 10 cho tới trên 20, thì đó sẽ là vấn đề đang ngại. Những người có lượng homocystein cao có thể sẽ được điều trị bằng vitamin nhóm B – một phương pháp điều trị tương đối đơn giản.

Lipoprotein A

Lipoprotein A (Lpa) là một dạng của cholesterol LDL sau khi đã gắn với một loại protein đặc biệt. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa lượng Lpa với bệnh tim mạch giai đoạn sớm. Xét nghiệm Lpa thường có thể được tiến hành nếu bạn yêu cầu khi làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm này đặc biệt cần khuyến cáo với những người có lượng canxi trong máu bất thường hoặc có độ dày nội mô động mạch lớn, hoặc những người có dấu hiệu bệnh tim mạch từ khi còn trẻ. Lpa cao có thể được điều trị bằng niacin, thay thế hormone và vitamin. Ngưỡng Lpa bình thường là dưới 30mg/dL nhưng đã có những bệnh nhân có Lpa lên tới 200mg/dL. Nếu kết quả Lpa của bạn cao, bạn nên cân nhắc phối hợp điều trị với thay đổi lối sống.

Đường huyết lúc đói, insulin và HbA1c

Bất cứ một xét nghiệm máu cơ bản nào cũng sẽ kiểm tra lượng đường huyết khi đói của bạn. Đường huyết của bạn sẽ không đáng ngại cho đến khi lượng đường huyết chạm ngưỡng bệnh tiểu đường là trên 125mg/dL. Nhưng các nghiên cứu đã gợi ý rằng, đường huyết khi đói dưới 85mg/dL là tối ưu nhất. Trên 85mg/dl sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu của bạn.  Tuy nhiên, lượng đường huyết ngoài được kiểm soát bởi mạch máu còn được kiểm soát bởi insulin. Nếu lượng insulin tăng cao, tụy sẽ phải làm việc vất vả hơn để duy trì lượng đường huyết và các động mạch sẽ có nguy cơ tổn thương. Cũng nên tiến hành kiểm tra HbA1c khoảng 2-3 tháng/lần để biết thông tin về lượng đường huyết trung bình của mình. Đây cũng là một cách để biết được lượng glycagon bệnh học hoặc lượng đường phủ ngoài các phân tử hemoglobin. Lượng đường máu tăng cao không chỉ bao phủ các phân tử hemoglobin mà còn bao phủ cả các phân tử cholesterol và làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn.

Vitamin D

Lượng vitamin D thấp có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, tổn thương động mạch, suy tim xung huyết, chức năng não bộ kém và các vấn đề sức khỏe quan trọng khác. Thông thường, vitamin D sẽ được tạo ra thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và qua việc tiêu thụ thực phẩm, ví dụ như nấm và các thực phẩm bổ sung , nhưng kể cả ở những khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời nhất, thì đa số mọi người vẫn bị thiếu vitamin D. Những người có màu da tối màu đặc biệt có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D. Bạn nên kiểm tra lượng vitamin D trong máu của mình, tốt nhất lượng vitamin nên trên 30ng/ml và tốt hơn cả là từ 50-80ng/ml.

Ferritin

Ferrtin là một protein trong máu có thể gắn với các phân tử sắt. Nếu lượng ferritin quá cao hoặc quá thấp, thì lượng sắt trong  máu của bạn cũng vậy. Quá nhiều sắt sẽ làm oxy hóa các tế bào trong động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch và kiến dễ hình thành cục máu đông hơn. Thừa sắt có thể được xét nghiệm bằng lượng ferritin trong máu thông qua các xét nghiệm máu thông thường. Kết quả trên 380 microgram/lít cho thấy bạn đang bị thừa sắt. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn có lượng ferritin cao, bạn nên cẩn thận và tránh ăn các loại thực phẩm giàu sắt hoặc các loại vitamin tổng hợp chứa quá nhiều sắt, ví dụ như thịt đỏ. Hiến máu mỗi quý 1 lần, nếu có thể cũng có thể giúp làm giảm lượng sắt trong cơ thể bạn trong khi lại có thể giúp cứu sống được rất nhiều người khác.

Acid uric và GGT

Hai chỉ số xét nghiệm cơ bản này đã được sử dụng trở lại bởi chúng có thể cung cấp cái nhìn rất đặc biệt về sức khỏe tim mạch của bạn. Acid uric được sản xuất ra từ các sản phẩm giàu năng lượng như ATP (năng lượng của tế bào) và tăng acid uric có liên quan đến tổn thương về tim mạch. GGT là một loại enzym gan có thể cho thấy tình trạng chức năng kém của các tế bào màng gan và cung cấp thông tin về quá trình chuyển hóa chung của cơ thể. Lượng acid uric bình thường nằm trong khoảng từ 4-8ml/dl, trên 10ml/dl được coi là đáng lo ngại. Lượng GGT bình thường là dưới 50 IU/L và trên 100 IU/L được gọi là rối loạn.

Thông tin thêm trong bài viết: 8 “bí mật” một xét nghiệm máu có thể “bật mí” cho bạn biết

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm