Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngạc nhiên với cách súp lơ xanh giúp chống lại ung thư

Bí mật có trong súp lơ xanh để giúp chống lại bệnh ung thư đó là những chất có tác dụng chống oxi hóa mà nổi bật là hợp chất sulphoraphane - một hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh.

Ngạc nhiên với cách súp lơ xanh chống lại bệnh ung thư

Từ lâu súp lơ xanh vốn dĩ đã là một  thực phẩm thần thánh giúp chống lại bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh khác. Nhưng cơ chế chống lại bệnh của súp lơ xanh vẫn chưa được rõ ràng. Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng bí mật có trong súp lơ xanh để giúp chống lại bệnh ung thư là những chất có tác dụng chống oxi hóa mà nổi bật  là hợp chất sulphoraphane - một hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sulphoraphane hỗ trợ cho chức năng và phân chia  các tế bào  bình thường , bên cạnh đó chất này cũng hỗ trợ việc gây chết tế bào theo lập trình. Vậy chết tế bào theo lập trình thì có tác dụng gì.  Cơ thể chúng ta bình thường vẫn có một cơ chế giúp loại bỏ những sai sót hỏng hóc trong có thể, chết tế bào theo lập trình là một trong những cơ chế đó. Tác dụng của quá trình này là để không  tồn tại những tế bào bất thường, quá tuổi và không hoạt động, nhờ vậy mà không còn mầm mống phát triển nên những bệnh ung thư. Sulforaphan có khả năng kich thích quá trình chết  tế bào theo lập trình của một số bệnh ung thư như ung thư phổi, đại tràng, ung thư vú  và người ta cũng thấy rằng chất này còn làm giảm  kích thước khối u gan trên chuột.

 

 Làm thế nào mà sulforaphane lại ngăn ngừa được  ung  thư

Hơn 90% các chuỗi ADN trong cơ thể được coi là ADN " rác" vì chúng không có chức năng  mã hóa  tạo ra protein. Tuy nhiên,  những  ADN này không phải là vô tác dụng như chúng ta tưởng. Chúng chính là sự  khác biệt giữa sinh vật cao cấp và cấp thấp.  Tuy nhiên ADN "rác" này  cũng cùng nhân lên và phiên mã với ADN có nghĩa, tạo ra những  ARN không có bộ ba mã hóa và cuối cùng là tạo ra những protein  vô tác dụng. Những  sản phẩm  này vẫn có thể biểu hiện ra bên ngoài cả về mặt sinh lý và bệnh  học.

Người ta tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy những sản phẩm thừa thãi trên ngày càng liên quan đến nhiều bệnh ung thư.

Sulforaphane có tác dụng giảm thiểu sự biểu hiện của các  ARN  không mang bộ ba mã hóa protein trong các tế bào ung thư tiền liệt tuyến do đó giảm do đó làm  tác động  đến ARN  siêu nhỏ và làm giảm chức năng của các tế bào ung thư lến đến 400%.

Sulforaphane cũng làm giảm  sự tàn phá của cơ thể được gây ra bởi quá trình oxi hóa lên tới 73% do đó có thể làm giảm quá trình viêm và về lâu dài đó chính là giảm một trong những cơ chế gây ra ung thư. Chất này cũng kích thích hệ miễn dịch hoạt động giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

 Có thể nói những  loại thực vật có chứa hợp chất giàu lưu hùynh như súp lơ xanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thải độc.

Những hợp chất chống ung thư khác có trong súp lơ xanh

Bên cạnh sulforaphane thì súp lơ xanh còn chứa những hợp chất bảo vệ sức khỏe khác như:

  • Chất xơ:  làm phong phú hệ vi sinh đường ruột, củng cố hệ miễn dịch, giảm các bệnh có viêm. Chất xơ cũng hoạt hóa  một loại gen gọi là T-bet  giúp  sản sinh ra các tế bào miễn dịch trong niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Glucoraphanin:  là một glucosinolat là tiền chất của sulforaphane có tác động lến các gen gây ung thư và gen đột biến. Đặc biệt lượng chất này có trong  súp lơ xanh non  nhiều hơn.
  • Các hợp chất phenolic: bao gồm cả flavonoid và axit phenolic  là những chất chống oxi hóa mạnh làm giảm nguy cơ mắc các bện hen, tiểu đường typ 2 và bệnh tim mạch.  Ngoài ra hợp chất này cũng bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh lý thần kinh như Parkinson và alzheimer
  • Diindolylmethane (DIM): cũng giống như các hợp chất khác của súp lơ xanh . DIM cũng có rất nhiều tiềm năng trong việc củng cố hệ miễn dịch và giúp  ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư
  • Nicotinenamide mononucleotide (NMN) là một enzyme  tham gia vào quá trình sản xuất ra nicotinamide adenin dinucleotide (NAD)- một hợp chất tham gia vào chuyển hóa năng lượng và duy trì hoạt động của ty thể.  NAD có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng cách phục hồi chuyển hóa trao đổi chất. NMN có  trong súp lơ xanh, dưa chuột, cải bắp, bơ và nhiều loại rau màu xanh khác.

 Súp lơ xanh có thể làm giảm được nguy cơ gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Súp lơ xanh  thường có mặt trong một thực đơn tiêu chuẩn dành cho những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu. Sự tiêu thụ quá mức những loại carb tinh như frutose có trong các thực phẩm chế biến sẵn, nước ép hoa quả sẽ khiến bạn bị gan nhiễm mỡ nếu như không được điều trị có thể dẫn đến ung thư gan.

 

Tuy nhiên chúng ta không nên ăn sống súp lơ xanh.  Nếu như lựa chọn ăn sống thì bạn nên ăn súp lơ xanh còn non. Cách tốt nhất là nên hấp súp lơ xanh trong vòng 1 phút sau đó nhúng vào nước lạnh để dừng lại quá trình chín bởi nhiệt để có thể đảm bảo các  hợp chất giữ nguyên được tác dụng của  nó. Bạn cũng đừng nên xào súp lơ xanh quá 5 phút vì sẽ mất đi nhiều hợp chất có giá trị. Ngoài ra hãy đảm  bảo độ tươi của súp lơ, để súp lơ quá 10 ngày sau thu hoạch sẽ làm mất đi 80% lượng chất glucoraphanin.

Thông tin thêm về tác dụng của súp lơ xanh tại bài viết: 11 lợi ích của súp lơ xanh

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm