Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh kì lạ khiến ngón tay không chuyển động được

Ngón tay cò súng là một chứng bệnh khiến các ngón tay bị cứng lại ở tư thế bẻ cong giống như chuẩn bị bóp cò súng. Bệnh này xảy ra với vỏ bọc tự nhiên bao quanh dây chằng của ngón tay bị sưng do viêm, ngăn cản dây chằng chuyển động linh hoạt và gây đau hoặc cảm giác tê cứng ở ngón tay.

Bệnh kì lạ khiến ngón tay không chuyển động được

Tin tốt: Ngón tay cò súng có thể gây đau và bất tiện nhưng lại dễ dàng được chữa. Nhiều lựa chọn điều trị có tác dụng giảm nhẹ lâu dài.  Ngón tay cò súng khá đơn giản để chẩn đoán, vì nó sẽ cứng và đau ở gốc ngón tay và kêu răng rắc ở các khớp bẻ của ngón tay. Ngón tay cò súng ở dạng nhẹ chỉ gây đau và cứng, nhưng bạn vẫn nên lưu ý các triệu chứng cảnh báo.   

Những nguyên nhân nào gây ra ngón tay cò súng?
Ngón tay cò súng có thể ảnh hưởng bất kỳ ngón nào, và bệnh này có thể bẩm sinh hoặc tự phát —điều này có nghĩa bệnh nhân có thể có ngón tay cò súng từ khi sinh ra hoặc bệnh tiến triển theo thời gian. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ảnh hưởng bởi ngón tay cò súng khi bao khớp không phát triển đầy đủ. Nếu bao khớp không phát triển cùng tốc độ với gân, ngón tay có thể bị cứng lại. Thông thường, ngón cái bị ảnh hưởng.

Ngón tay cò súng vô căn bị gây ra bởi ma sát. Áp lực đặt lên lòng bàn tay khi cầm nắm bình thường dẫn đến sự dày lên của một màng gọi là vỏ cơ gấp. Những người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này thường trên 40 tuổi, đặc biệt những ai hay dùng tay để làm việc nặng. Nguy cơ tiến triển ngón tay cò súng có vẻ còn cao hơn nếu công việc yêu cầu động tác cầm nắm mạnh và lặp đi lặp lại. Và do tình trạng trữ nước và sưng sẵn có, những người bị tiểu đường, gout và suy giáp cũng có nguy cơ cao tiến triển ngón tay cò súng.

Tuy nhiên, sử dụng smartphone hoặc máy tính lại không phải là yếu tố tiến triển tình trạng bệnh. Dường như mọi người có niềm tin phổ  biến rằng sử dụng bàn phím máy tính kéo dài hoặc các thiết bị điện tử khác dẫn đến ngón tay cò súng, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học rõ rệt về điều này.

Trong khi nhiều ngón tay đều có thể bị ảnh hưởng bởi ngón tay cò súng, bệnh này không lan từ ngón này sang ngón khác. Nguy cơ xảy ra nhiều nhất là hành động lặp lại của bạn gây ra ma sát ở vài ngón.

Lựa chọn điều trị
Ngón tay cò súng được chẩn đoán bằng bài kiểm tra tay khá đơn giản – không cần chụp Xquang hay xét nghiệm. Nếu bệnh được phát hiện đủ sớm, bệnh nhân có thể nẹp ngón tay bị ảnh hưởng, sẽ giảm thiểu ma sát đến lớp màng bị ma sát.

Nếu thời gian chứng ngón tay cò súng càng kéo dài thì việc điều trị càng cần can thiệp nhiều hơn. Nếu khớp đã thay đổi để thích nghi với vị trí co, tình trạng trở nên xấu đi. Đó là lý do vì sau nếu khớp bị ảnh hưởng thì các ngón không thể hoàn toàn mở ra. Trong nhiều trường hợp, tiêm cortisone được chỉ định đối với màng gân để giảm sưng. Liều tiêm có thể lặp lại đến 3 lần, với 70-80% tỉ lệ thành công, đó là lựa chọn điều trị phổ biến nhất.

Nếu tiêm cortisone thất bại hoặc chỉ có tác dụng tạm thời, muốn điều trị triệt để cần phẫu thuật mở màng gân. Phẫu thuật này được thực hiện với gây tê cục bổ và có tác dụng giảm đau ngay lập tức.  

Có thể dự phòng ngón tay cò súng không?
Không hoàn toàn. Bạn không thể tránh sử dụng tay để vận động. Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đã đồng ý rằng một số người dễ bị ngón tay cò súng do cấu tạo cơ thể. Đó không phải là một bệnh y học do chế độ luyện tập, ăn uống hay thuốc gây nên. Tuy nhiên, ngón tay cò súng có thể được chữa khỏi dễ dàng, và nhiều người được điều trị khỏi nhờ chăm sóc y tế.

Tìm hiểu 6 mẹo ngủ ngon khi đau xương khớp

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm