Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông xảy ra gây thương vong cho nhiều người, việc sơ cấp cứu tại chỗ có thể góp phần giữ được mạng sống cho nạn nhân. Tuy nhiên nếu việc sơ cứu ấy không đúng lại có thể gây hại cho người bị thương.

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông

Không phải tất cả trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông đều nhanh chóng được đưa tới bệnh viện. Sơ cứu trước khi nhập viện cho nạn nhân rất quan trọng, song mỗi trường hợp lại cần đánh giá và cách xử lý riêng, không có công thức chung cho bất kỳ trường hợp nào.

Người bình thường không biết cách đánh giá chấn thương của nạn nhân dẫn đến sơ cứu sai khiến tình trạng trở nên tồi tệ. Đã có rất nhiều trường hợp, tình trạng của nạn nhân xấu đi sau khi di chuyển.

1. Bỏng

Nếu xe bốc cháy, việc đầu tiên là quan sát hiện trường để giúp nạn nhân, đồng thời tránh gây tổn thương cho mình. Hãy loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách tách nạn nhân khỏi vật gây cháy, cởi bỏ quần áo nếu bén lửa, ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch hoặc đắp khăn mát trong 15-20 phút.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, cần cho uống bù nước. Trong thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể nạn nhân, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Nguyên tắc khi chữa bỏng là làm mát vùng da bị tổn thương càng sớm càng tốt. Không dùng đá hoặc nước quá lạnh để ngâm hoặc chườm.

Khi thực hiện phải thật nhẹ nhàng, tránh gây đau, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì dễ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm, không bôi kem hoặc bất kỳ chất gì lên vết thương. Nếu bị bỏng mắt, cần dặn dò nạn nhân không được dụi, không cần cố gắng lấy dị vật trong mắt ra.

Với trường hợp đa chấn thương, nếu quan sát thấy nạn nhân gặp các vấn đề về đường thở, chảy máu, chấn thương đầu, cột sống, cần ưu tiên tiến hành sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa đến bệnh viện.

2. Vết thương chảy máu

Đây là chấn thương thường gặp nhất khi bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân do va đập, bị vật sắc nhọn đâm vào da, xương gãy đâm ra ngoài làm rách da, đứt mạch máu, dập chi. Dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt như dập nát hoặc rách da, thịt dẫn đến máu chảy. Nạn nhân cảm thấy lạnh run, vã mồ hôi, da xanh tái, nếu mất quá nhiều máu sẽ dẫn đến choáng, bất tỉnh, tử vong.

Ảnh minh họa: Medinet

Trong trường hợp vết thương có dị vật, không nên rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Cần xử trí theo các bước sau:

Mang găng tay hoặc túi nilon sạch khi sơ cứu để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ nạn nhân (nếu có).

Dùng tay ép chặt mép vết thương. Chèn băng, gạc quanh dị vật cho cố định. Lưu ý không băng trùm lên dị vật. Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Với vết thương chảy máu dập nát hay đứt chi, cần:

Đeo găng tay. Làm garo cầm máu bằng cách cần quấn thật chặt ở vị trí trên vết thương 3-5cm. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵn dụng cụ y tế.

Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.

Lưu ý: Cần ủ ấm và để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp, chân cao để làm giảm lượng máu chảy đến vết thương. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo vài giây rồi xoắn chặt lại. Khi đưa đến bệnh viện, nên để bệnh nhân ở tư thế nằm, không dùng xe máy.

Đối với vết thương chảy máu không có dị vật, cần:

Đeo găng tay cao su. Dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại.

Cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân và ủ ấm.

Thường xuyên kiểm tra các đầu chi để nới băng cho phù hợp. Nếu thấy máu chảy thấm ra ngoài thì dùng băng khác chồng lên.

Lưu ý: Khi sơ cấp cứu, không nên làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa. Không vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn, mất máu. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hiện trường không an toàn, mới di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường.

3. Gãy xương

Khi xương bị gãy, dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, giảm hoặc không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề, chảy máu. Trong một số trường hợp da bị bầm tím. Nếu gãy xương hở đầu, xương có thể đâm thủng da.

Việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Tránh làm xương dịch chuyển, không thể xảy ra thêm tổn thương về mạch máu, thần kinh, cơ. Có thể dùng các loại nẹp tự tạo từ gỗ, tre, đòn gánh để cố định vùng xương gãy.
Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố định cả khớp; chẳng hạn gãy xương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Với xương cẳng chân cần cố địinh khớp gối, khớp cổ chân; Gãy xương cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.

Riêng khi gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Có thể dùng xe máy chở nạn nhân gãy xương chi ở tư thế ngồi. Tuy nhiên trong trường hợp gãy xương cột sống hay xương đùi cần vận chuyển trên cáng nằm.

4. Chấn thương sọ não

Khi quan sát thấy nạn nhân bị va đập ở vùng đầu, đừng tự ý di chuyển mà hãy nhờ sự giúp đỡ của những người khác. Nếu nạn nhân hôn mê, không nên cho uống bất kỳ loại nước nào vì dễ bị sặc.

Nạn nhân chấn thương sọ não có thể bị vỡ sọ, vết thương xuyên thấu, dập não, xuất huyết trong hoặc phù não, co giật. Khi đó, nên đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí với tư thế chân kê cao hơn đầu khoảng 20 cm nếu không thấy chảy máu đầu cổ, không bị nhồi máu cơ tim. Cần ủ ấm cho bệnh nhân. Nếu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở, nên ưu tiên hô hấp nhân tạo, xoa bóp lồng ngực ở vùng tim.

Sau khi xử trí tổn thương ban đầu, gọi xe cấp cứu ngay. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cột sống, phải thật cẩn trọng khi khiêng cáng ra khỏi hiện trường. Trong quá trình di chuyển, cần cố định nạn nhân bằng cách chèn vải, chăn gối ở phần đầu, cổ và thân.

5. Co giật

Cần đặt nạn nhân nằm trên vùng đất an toàn, nâng đỡ đầu, nới rộng quần áo, đặc biệt ở vùng cổ. Nếu có nôn ói, hãy xoay nạn nhân nằm nghiêng một bên để tránh hít chất nôn vào phổi. Sau đó gọi số 115 để được hỗ trợ.

6. Bong gân, trật khớp

Bộ phận bị bong gân, trật khớp thường có những dấu hiệu: Đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.

Đối với bong gân, cần: Hạn chế cử động vùng bị tổn thương. Băng, ép nhẹ vùng tổn thương và chườm đá. Thỉnh thoảng hỏi nạn nhân xem có bị tê các đầu chi không để nới lỏng băng cho vừa. Nếu thấy các đầu chi có tái nhợt, nên nới băng lỏng hơn.

Trật khớp: Không cử động khớp mà cần cố định khớp ở đúng vị trí sai lệch. Không thoa dầu nóng hay nắn khớp mà chỉ nên chườm lạnh vùng tổn thương. Nếu trật khớp ở tay, có thể dùng mảnh vải cố định tay vào thân người rồi đưa đến bệnh viện.

Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm