Tê bì có thể gây ra cảm giác ngứa hoặc kiến bò nếu ai đó chạm nhẹ vào các ngón tay của bạn bằng một cây kim. Đôi khi, đó là cảm giác bỏng rát. Bên cạnh đó, tê bì có thể khiến bạn khó nhấc ngón tay lên. Bạn có thể cảm thấy vụng về, lóng ngóng giống như khi mất đi sức mạnh của bàn tay.
Nguyên nhân
Các dây thần kinh đóng vai trò dẫn truyền thông tin từ não và trở về não. Nếu chúng bị chèn ép, tổn thương hoặc bị kích thích thì tê bì có thể xảy ra. Ví dụ như một số có thể gây tê bì các ngón tay của bạn:
Đây là một rối loạn xảy ra khi xây thần kinh chi phối cảm giác cho bàn tay bị bó chặt hoặc bị cản trở. Nó thường gây ra tê bì ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái.
Bệnh lý rễ thần kinh vùng cổ
Bệnh xảy ra khi một rễ thần kinh của vùng cổ bị viêm hoặc chèn ép. Nó cũng gây ra các triệu chứng giống như hội chứng ống cổ tay.
Tiểu đường
Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân cũng như ở bàn tay. Bàn chân thường bị tê bì đầu tiên.
Bệnh khiến cho các mạch máu nhỏ ở ngón tay bị co thắt hoặc mở ra và đóng lại rất nhanh, gây ra tê bì và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là một rối loạn tự miễn gây sưng, căng cứng và đau các khớp. Nó cũng có thể dẫn đến tê bì, kiến bò và cảm giác bỏng rát ở bàn tay.
Dây thần kinh trụ bị kẹt
Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa ở cánh tay nhưng dây thần kinh trụ có thể bị kẹt gây tê bì ngón út và ngón nhẫn.
Những nguyên nhân ít gặp hơn gây tê bì ngón tay bao gồm:
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đôi khi, cảm giác tê bì hoặc kiến bò có thể là những triệu chứng của một cấp cứu y khoa. Ví dụ như khi một người bị đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây, cần gọi cấp cứu ngay lập tức:
Nếu các triệu chứng của bạn bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày hoặc gây đau và khó chịu đáng kể, hãy đến gặp bác sĩ.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn bằng hỏi tiền sử và thăm khám cánh tay, bàn tay, các ngón tay. Trong một số trường hợp, bác sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa, ví dụ như bác sĩ chỉnh hình hoặc chuyên khoa thần kinh để đánh giá chức năng thần kinh.
Một xét nghiệm khác thường được dùng đó là chụp cộng hưởng từ. Nó có thể giúp đánh giá xương ở các vị trí như cổ, vai, cánh tay, cổ tay và các ngón tay có bị lệch ra và gây chèn ép dây thần kinh của bạn hay không.
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh gây ra tê bì ngón tay như viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B12.
Điều trị
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc không kê đơn để giảm viêm, ví dụ như các thuốc kháng viêm phi steroid – ibuprofen và acetaminophen.
Một lựa chọn khác là đeo nẹp để giúp cho khuỷu tay và cổ tay của bạn ở vị trí thích hợp, ít gây chèn ép dây thần kinh.
Trong những trường hợp hiếm gặp khi thuốc không kê đơn không có hiệu quả, bác sĩ có thể cho bạn tiêm steroid để giảm viêm, phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Để bàn tay và cổ tay của bạn được nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giảm viêm khi bạn ở nhà. Bạn cũng có thể chườm lạnh lên vùng bị tổn thương. Tập luyện để kéo dãn bàn tay và cổ tay có thể giảm bớt khó chịu:
Phòng bệnh
Một vài nguyên nhân liên quan đến tê bì ngón tay là do chấn thương quá nhiều. Đó là khi bạn sử dụng các cử động và hoạt động lặp lại, có thể gây kích thích hoặc tổn thương các dây thần kinh và dẫn đến tê bì.
Những cách để phòng tránh chấn thương lặp lại bao gồm:
Tiên lượng
Tê bì ngón tay thường có thể điều trị được nếu không đi kèm với các triệu chứng cấp cứu. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm các chấn thương quá nhiều. Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo sử dụng những phương pháp điều trị đặc biệt hơn tùy thuộc vào bệnh lí nguyên nhân của bạn. Nhìn chung, điều trị càng sớm thì tê bì càng ít có khả trở thành vĩnh viễn. Đó là lí do tại sao bạn không nên lờ đi các triệu chứng của mình.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Hiện nay trên thị trường đang tràn lan các loại sữa giả với đủ loại và đủ các lứa tuổi, chúng gây nên các tác động. Vậy uống sữa giả gây hại đến sức khỏe như thế nào? Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.
MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.
Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.