Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Creatinine trong xét nghiệm máu

Thận sẽ có trách nhiệm duy trì lượng creatinine trong máu ở mức ổn định. Creatinine được coi là một chỉ số đáng tin cậy để đánh giá chức năng thận. Creatinine tăng cao có thể cho thấy chức năng thận có vấn đề hoặc mắc các bệnh về thận.

Creatinine trong xét nghiệm máu

Creatinine được tạo ra từ creatine, một thành phần hóa học quan trọng trong việc tạo ra năng lượng ở cơ bắp. Khoảng 2% lược creatine của cơ thể được chuyển hóa thành creatinine mỗi ngày. Creatinine được vận chuyển qua máu tới thận. Thận sẽ lọc bỏ phần lớn lượng creatinine nhận được và thải ra nước tiểu. Vì khối cơ trong cơ thể thường được bảo toàn từ ngày này qua ngày khác nên lượng creatinine được sản xuất ra thường sẽ ở mức gần như không đổi.

Tại sao cần kiểm tra lượng creatinine khi xét nghiệm máu?

Khi thận bị tổn thương, vì bất cứ lý do gì, lượng creatinine trong máu sẽ tăng lên do thận không thể đào thải creatinine ra ngoài được. Lượng creatinine cao bất thường là dấu hiệu của rối loạn chức năng thận hoặc suy thận. Do vậy, đây là lý do bạn nên kiểm tra chỉ số creatinine trong khi xét nghiệm máu định kỳ.

Một cách đo lường chức năng thận chính xác hơn là tính toán xem bao nhiêu creatinine đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể, được tính bằng tỷ lệ creatinine lọc ra bởi thận (GFR). Có thể đo lường mức độ lọc creatinine ra khỏi thận bằng 2 cách. Cách thứ nhất là dùng công thức có sử dụng creatinine huyết thanh, trọng lượng cơ thể và tuổi. Cách thứ 2, có thể đo lường lượng creatinine trong mẫu nước tiểu 24 giờ và trong máu, sau đó so sánh 2 chỉ số này. Lượng creatinine lọc được trung bình ở nữ giới trưởng thành là 88-128mL/phút và ở nam giới là vào khoảng  97-137 mL/phút.

Chỉ số urê trong máu (BUN) là một chỉ số khác để đánh giá chức năng thận. Ure cũng là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa. Chỉ số BUN/creatinine có thể cung cấp thông tin chính xác hơn về chức năng thận và có thể cho thấy nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề. 

Lượng creatinine tăng cao ở trẻ sơ sinh có thể có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn, trong khi lượng creatinine tăng cao ở nam giới trưởng thành sẽ có liên quan đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Chỉ số creatinine bình thường trong máu là bao nhiêu?

Lượng creatinine bình thường trong máu rơi vào khoảng 0.6-1.2mg/dL ở nam giới trưởng thành và 0.5-1.1mg/dL ở nữ giới trưởng thành.

Người trưởng thành trẻ tuổi có cơ thể lực lưỡng hoặc người trưởng thành ở tuổi trung niên có thể có nhiều creatinine trong máu hơn. Ngược lại, người cao tuổi có thể sẽ có ít creatinine trong máu hơn. Trẻ sơ sinh sẽ có lượng creatinine trong máu khoảng 0.2 mg/dL hoặc nhiều hơn một chút, phụ thuộc vào mức độ phát triển của cơ bắp. Ở những người bị suy dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng và mắc bệnh mạn tính, khối cơ có xu hướng sẽ giảm dần theo thời gian, và vì vậy, lượng creatinine có thể sẽ thấp hơn so với tiêu chuẩn.

Một người nếu chỉ còn một thận sẽ có lượng creatinine bình thường ở trong khoảng 1.8-1.9. Lượng creatinine tăng cao trên 2.0 ở trẻ nhỏ và trên 5.0 ở người trường thành có thể cho thấy chức năng thận đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phụ thuộc vào các chỉ số khác như BUN, creatinine, kali... mà bác sỹ sẽ quyết định xem người bệnh có cần phải lọc máu hay không.

Lượng creatinine trong máu tăng cao có biểu hiện triệu chứng gì không?

Những triệu chứng cho tháy thận bị rối loạn chức năng rất đa dạng. Một số người sẽ tình cờ phát hiện được tình trạng bệnh thận nghiêm trọng của mình và tình trạng tăng creatinine khi đi xét nghiệm máu định kỳ mà không biểu hiện triệu chứng gì trước đó cả.

Với một số người khác, phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề, mà tình trạng suy thận có thể được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Mệt mỏi
  • Phù
  • Khó thở
  • Lú lẫn, hoặc
  • Rất nhiều các tiệu chứng không điển hình khác (ví dụ như buồn nôn, nôn mửa, khô da, các bệnh thần kinh) 

Tại sao lượng creatinine trong máu lại tăng cao?

Bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng thận đều có thể làm tăng lượng creatinine trong máu. Do vậy, việc biết được quá trình suy thận là một quá trình kéo dài từ trước hay mới phát triển gần đây là một việc vô cùng quan trọng. Nếu nguyên nhân mới phát triển gần đây thì việc điều trị và hồi phục sẽ dễ dàng hơn.

Nguyên nhân phổ biến của các bệnh thận mạn tính kéo dài ở người trưởng thành bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường

Các nguyên nhân khác có thể làm tăng lượng creatinine bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như cimetidine
  • Lượng creatinine huyết thanh có thể tăng lên sau một bữa ăn lớn có nhiều thịt, do vậy, chế độ dinh dưỡng đôi khi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường lượng creatinine.
  • Các bệnh nhiễm trùng tại thận, tiêu cơ vân và bất thường về cấu trúc đường tiết niệu cũng có thể làm tăng lượng creatinine.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có hiểu rõ về thận của mình?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinet
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm