Sốt
Mỗi năm, nhiễm khuẩn huyết có thể ảnh hưởng tới 1 triệu người Mỹ, theo thống kê của National Institute of General Medical Sciences, và một số thống kê khác còn cho thấy rằng, gần một nửa số người bị nhiễm khuẩn huyết sẽ tử vong vì bệnh này. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, có khoảng 45% người Mỹ chưa bao giờ nghe nói đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết – một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi một tình trạng nhiễm trùng ở đâu đó trên cơ thể bắt đầu ảnh hưởng đến dòng máu. Những người có hệ miễn dịch suy yếu là những người dễ nhạy cảm nhất, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết từ một tình trạng nhiễm trùng ban đầu, ví dụ như viêm phổi, viêm đường tiết niệu hoặc thậm chí là một vết thương hở ở tay hoặc chân. Mặc dù nhiễm khuẩn huyết có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm, nhưng các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết có thể rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác và thường không được chẩn đoán sớm. Đó là lý do vì sao việc biết được các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết lại vô cùng quan trọng, và dấu hiệu đầu tiên cũng là dấu hiệu quan trọng nhất là sốt cao. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi các độc tố từ các cơ quan bị nhiễm trùng đi vào dòng màu và gây viêm. Sốt là dấu hiệu quan trọng nhất của tình trạng nhiễm trùng hệ thống.
Hạ thân nhiệt
Tuy sốt là dấu hiệu quan trọng nhất, nhưng các chất độc từ tình trạng nhiễm khuẩn huyết lại có thể gây ra tình trạng ngược lại.Trong một số trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng lại là hạ thân nhiệt, mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hạ thân nhiệt có thể là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng hơn và tiên lượng cũng sẽ xấu hơn. Hiệp hội Nhiễm khuẩn huyết thế giới nói rằng, tình trạng sẽ trở nên đặc biệt đáng lo ngại nếu thân nhiệt giảm xuống dưới 36 độ C.
Ớn lạnh
Một điều nữa, cũng khá trớ trêu đó là, tình trạng ớn lạnh thường đi kèm với tăng thân nhiệt, và nếu đó là triệu chứng chính của bạn, thì hãy thông bao cho bác sỹ biết điều này. Ớn lạnh là một triệu chứng chỉ người bệnh mới có thể cảm nhận được, bác sỹ không thể nào quan sát được. Do vậy, sốt đi kèm ớn lạnh có thể sẽ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng khác, ví dụ như cúm. Chỉ khi sốt và ớn lạnh đi kèm với các triệu chứng tiêu biểu khác của nhiễm khuẩn huyết thì bệnh mới được chẩn đoán.
Đau hoặc khó chịu
Cơn đau bạn phải chịu đựng khi bị nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra trên toàn cơ thể, hoặc có khi chỉ đau ở một số điểm nhất định. Với một số người bệnh, một trong số những triệu chứng rõ ràng nhất của nhiễm khuẩn huyết là đau bụng, đau chân, nhưng những triệu chứng này lại rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ về một trường hợp nhiễm khuẩn huyết tại Mỹ, một bệnh nhân được đưa tới phòng cấp cứu và được bác sỹ chẩn đoán rằng, anh ta bị khó chịu là do đau bụng và mất nước, nhưng không phát hiện ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết do anh này bị đứt tay ở phòng tập gym. Sáng ngày hôm sau, anh ta tiếp tục cảm thấy đau và lại được người nhà đưa đi cấp cứu. Lúc này, anh mới được đưa vào khoa chăm sóc tích cực và đã rất yếu. 2 ngày sau, anh đã tử vong vì nhiễm khuẩn huyết. Bố mẹ của anh sau đó đã lập ra Quỹ hỗ trợ Rory Staunton theo tên của anh để tưởng nhớ anh và cũng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh nhiễm khuẩn huyết.
Tim đập nhanh
Khi bạn bị nhiễm khuẩn huyết, tim bạn sẽ cố gắng bơm máu đi để có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hai cách mà cơ thể sử dụng để tăng lượng máu được bơm đi đó là tăng nhịp tim hoặc tim sẽ đập (co bóp) mạnh hơn. Theo Mayo Clinic, nhịp tim trên 90 lần/phút có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết.
(...) còn tiếp
Mời các bạn đón đọc bài viết "11 triệu chứng thầm lặng của nhiễm khuẩn huyết - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về một bệnh nguy hiểm: Nhiễm khuẩn huyết
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.
Cho dù pháp luật chưa cho phép buôn bán và sử dụng, thuốc lá điện tử vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại được giới trẻ ưa thích sử dụng và đang có chiều hướng gia tăng.
Bí mật đằng sau việc chỉ ăn trái cây vào buổi tối: Tại sao nó lại không tốt như bạn nghĩ?
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.