Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Truyền máu có an toàn cho trẻ?

Do bệnh tật hoặc chấn thương, một số trẻ sẽ cần phải truyền máu và các chế phẩm từ máu. Việc này đôi khi khiến các bậc cha mẹ cảm thấy khá lo ngại. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần biết về truyền máu và các quy tắc an toàn khi truyền máu cho trẻ em.

Liệu việc truyền máu có an toàn cho trẻ

Những người nào cần phải truyền máu

Cứ 10 người đến bệnh viện thì có 1 người cần phải truyền máu. Truyền máu là việc người bệnh nhận máu và các chế phẩm từ máu (bao gồm hồng cầu, tiểu cầu hay huyết thanh) từ một người cho khác.

Những người cần phải truyền máu

  • Người bị thiếu máu nặng
  • Người bị chấn thương (tai nạn giao thông…)
  • Người bị bỏng nặng
  • Người bị ung thư
  • Người vừa phẫu thuật cấy ghép cơ quan hay tế bào gốc
  • Người phẫu thuật tim
  • Người mắc các rối loạn về hemoglobin (bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh thalassemia)
  • Người bị rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Người bị các nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng và có quá ít bạch cầu
  • Người bị rối loạn tủy xương

Truyền máu có an toàn hay không

Những thông tin đăng tải trên báo chí về những đối tượng bị mắc những căn bệnh nguy hiểm do truyền máu có thể khiến các bậc phụ huynh cảm thấy khá sợ hãi và đặt ra nghi vấn về tính an toàn trong quá trình truyền máu.

Mặc dù có một số trường hợp bị nhiễm bệnh do truyền máu, nhưng nguy cơ trẻ mắc bệnh từ việc truyền máu là rất thấp. Hiện nay, tất cả những tình nguyện viên tham gia hiến máu đều được điều tra trước về tiền sử bệnh tật, việc sinh hoạt tình dục, việc đi du lịch và sử dụng thuốc trước khi được lấy máu.

Hơn nữa, điều quan trọng nhất là tất cả các sản phẩm máu từ những người hiến đều sẽ được xét nghiệm rất cẩn thận về những yếu tố có thể gây nhiễm trùng khi truyền máu. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Virus viêm gan B
  • Virus viêm gan C
  • Virus HIV gây suy giảm miễn dịch và hội chứng AIDS
  • Human T-lymphotropic virus (HTLV): một virus gây bệnh bạch cầu
  • Vi khuẩn gây bệnh giang mai
  • West Nile virus: một loại virus thuộc họ flavivirus  thường gây ra bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm não Nhật Bản

Một số các tác nhân gây bệnh khác như sốt rét, babesiosis (bệnh do ký sinh trùng đơn bào), virus Dengue… không xét nghiệm được trực tiếp nên được thay thế bằng cách hỏi tiền sử và xem hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Nếu một người hiến máu được xếp vào nhóm có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng thì người đó sẽ bị từ chối tham gia hiến máu. Trường hợp một đơn vị máu được phát hiện là không an toàn thì sẽ bị tiêu hủy ngay. Những người này cũng sẽ được thông báo không nên tham gia hiến máu trong tương lai.

Tuy nhiên, tác dụng không mong muốn thường hay gặp nhất trong truyền máu là các phản ứng dị ứng (ngứa, phát ban, hoặc trầm trọng hơn là khó thở, khò khè). Vì lý do đó, việc truyền máu luôn phải được giám sát bởi nhân viên y tế và được thực hiện tại những địa điểm có sẵn những phương tiện cấp cứu khi cần thiết.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải thông báo cho bác sỹ ngay trong trường hợp trẻ có dấu hiệu khó chịu, đau, bị phát ban, khó thở trong hoặc sau khi truyền máu. Những phản ứng dị ứng này có thể được xử trí bằng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu các phản ứng dị ứng thường xuyên diễn ra, trẻ có thể sẽ được uống thuốc phòng trước khi truyền máu để giảm thiểu nguy cơ và tần suất dị ứng.

Những điều cha mẹ nên biết trước khi trẻ được truyền máu

Tất cả các can thiệp y khoa đều có rủi ro. Như đã đề cập ở trên, nguy cơ của việc truyền máu và các sản phẩm từ máu có thể bao gồm việc bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm và các phản ứng dị ứng. Do vậy, trước khi trẻ được truyền máu sẽ cần sự đồng ý và xác nhận của gia đình.

Về phía cha mẹ, bạn cần hỏi tất cả những vấn đề liên quan đến việc truyền máu của con bạn, đảm bảo bạn hiểu được:

  • Tình trạng của trẻ và tại sao trẻ cần được truyền máu
  • Những phương pháp điều trị khác ngoài truyền máu, cũng như những lợi ích và nguy cơ của chúng
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn từ chối cho trẻ truyền máu

Đồng thời, bạn cần lưu ý rằng trong những trường hợp cấp cứu, cha mẹ sẽ không có đủ thời gian để thảo luận xem trẻ có cần thiết phải truyền máu hay không. Các bác sỹ điều trị cho trẻ không thể dự đoán được tất cả các rủi ro và không thể đưa ra một đảm bảo chắc chắn nào.

 
Việc truyền máu được thực hiện như thế nào

Trước khi việc truyền máu diễn ra, một lượng nhỏ máu của trẻ sẽ được sử dụng để xét nghiệm nhóm máu và lựa chọn đơn vị máu thích hợp. Việc này được thực hiện bằng cách lấy máu từ ven cánh tay.

Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ sử dụng một ống nhựa vô trùng, dùng một lần có gắn kim luồn vào ven cánh tay và dán cố định tại chỗ.

Khi truyền, túi máu sẽ được treo trên một cái cột đặt cạnh giường của trẻ.

Cuối cùng, một ống nhựa sẽ được nối từ túi máu tới ống nhựa gắn kim đã được luồn vào ven cánh tay và việc truyền máu bắt đầu.

Trong khi truyền máu, trẻ bình thường sẽ không cảm thấy đau. Nếu trẻ có cảm giác đau hoặc nóng rát, bị ngứa và có cảm giác bồn chồn, hãy thông báo nagy cho nhân viên y tế. Do máu được bảo quản lạnh nên đôi khi trẻ có thể cảm thấy lạnh trong một vài phút đầu. Bạn có thể yêu cầu y tá cung cấp chăn cho trẻ trong trường hợp trẻ bị lạnh.

Hầu hết các ca truyền máu đều kéo dài từ khoảng 2 – 4 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ cần truyền nhiều hơn 1 đơn vị máu hoặc các chế phẩm từ máu, việc truyền máu có thể diễn ra lâu hơn. Khi truyền máu kết thúc, nhân viên y tế sẽ rút kim ra khỏi ven và dùng gạc băng lại ven cánh tay.

Những điều cần nhớ

Nếu con bạn cần phải truyền máu, hãy trao đổi với bác sỹ về bất cứ mối lo ngại nào của bạn. Hãy hiểu rõ về tình trạng của trẻ và những lợi ích cũng như rủi ro của việc truyền máu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc trẻ sau truyền máu: theo dõi những tai biến tại nhà

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm