Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Truyền máu là phương pháp điều trị cần thiết cho những rối loạn về máu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu một số sự thật về truyền máu nhé!

Có nhiều loại truyền máu khác nhau

Khi hầu hết mọi người đề cập đến truyền máu, họ thường chỉ nghĩ đến truyền hồng cầu. Nhưng có nhiều lựa chọn khác nhau. Bạn có thể nhận tiểu cầu hoặc huyết tương. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể được truyền tế bào bạch cầu. Những bệnh nhân này thường có nhiễm trùng nặng và có lượng bạch cầu rất thấp được gọi là giảm bạch cầu

Một số người sống phụ thuộc vào truyền máu

Những người mắc thalassemia nặng hoặc thiếu máu di truyền như bệnh tăng hồng cầu di truyền hoặc thiếu máu bẩm sinh dyserythropoietic không thể tự sản xuất đủ hồng cầu hoặc hemoglobin. Những bệnh nhân này truyền máu hàng tháng từ khi còn nhỏ.

Truyền máu có thể được sử dụng để điều trị đột quỵ

Những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm bị đột quỵ được điều trị bằng truyền máu để giảm số lượng  tế bào hình liềm và giảm tổn thương não. Họ cũng có nguy cơ đột quỵ nhiều lần, nguy có này có thể giảm nếu truyền máu hàng tháng. Những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm đươc nhận định là có nguy cơ đột quỵ cao, cần được điều trị hằng tháng bằng truyền máu để ngăn ngừa đột quỵ.

Truyền máu được sử dụng để giảm triệu chứng thiếu máu, không phải loại bỏ thiếu máu

Nếu bạn cần phải truyền máu do thiếu máu nặng, bác sĩ sẽ truyền máu chỉ để giúp bạn ở trong giới hạn an toàn (có khả năng cung cấp đủ oxy cho các cơ quan và không có triệu chứng thiếu máu). Sau đó, khi nguyên nhân thiếu máu được nhận định, điều trị đặc hiệu sẽ được đưa ra để giúp cơ thể bạn bổ sung nguồn cung cấp

Truyền máu nhiều có thể dẫn đến quá tải sắt

Những người đòi hỏi phải truyền máu hằng tháng do bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia hoặc những người truyền hồng cầu thường xuyên trong điều trị ung thư có nguy cơ dư thừa sắt. Tế bào hồng cầu chứa sắt và cơ thể không có cơ chế để thoát khỏi tình trạng thừa sắt. Khi hệ thống này quá tải, sắt di chuyển tự do và gây tổn thương, chủ yếu ở gan và tim. May mắn thay, có nhiều loại thuốc có tên gọi là chelate sắt có thể giúp loại bỏ sắt ra khỏi cơ thể.

Cấy tế bào gốc gần giống truyền máu

Cấy tế bào gốc (tế bào tủy xương) sử dụng dịch lấy từ tủy xương để sửa chữa những nguyên nhân tiềm tàng. Chính vì thế trong ngày cấy, một bịch tế bào gốc được tiêm vào bệnh nhân cũng tương tự như việc truyền tế bào hồng cầu.

Nguy cơ nhiễm virus thấp

Với sự lựa chọn người hiến cẩn thận và kiểm tra tại phòng thí nghiệm, nguy cơ nhiễm virus từ chế phẩm máu là rất thấp. Nguy cơ nhiễm HIV hoặc viêm gan C chỉ là 1 trên 2 triệu đơn vị. Với viêm gan B tỉ lệ là 1 trên 80.000. Cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn từ tiểu cầu do chúng được dự trữ ở nhiệt độ phòng. Ngân hàng máu kiểm tra đơn bị tiểu cầu và loại bỏ chúng nếu nghi ngờ có vi khuẩn.

Ngân hàng máu mất nhiều thời gian để tìm được chế phẩm máu tốt nhất cho bạn

Trước khi bạn được truyền máu, nhóm máu (A,B,O) và tuýp máu (Rh âm hoặc dương) cần được xác định. Máu của bạn được xét nghiệm với kháng thể có thể gây phản ứng truyền máu. Cuối cùng, thử máu được thực hiện ở ngân hàng máu được gọi là phù hợp. Máu của bạn và máu của người hiến sẽ được thử test với nhau để quan sát nếu có phản ứng ngưng tụ trước khi bạn được truyền máu hay không.

Chúng tôi cần nhiều người hiến máu hơn

Tại thời điểm này, không có gì để thay thế cho máu. Chúng tôi phụ thuộc vào người hiến máu để giữ nguồn cung cấp. Chế phẩm mấu có giới hạn bảo quản (hồng cầu khoảng 42 ngày và tiểu cầu là 5 ngày) có nghĩa là chúng cần được thay thế liên tục. Bằng việc hiến máu, bạn có thể cứu sống những người khác.

Truyền máu có thể cứu nhiều người

Mong rằng điều này giúp bạn hiểu về việc truyền máu hơn và giá trị của chúng trong việc điều trị những rối loạn về máu.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những điều cần biết về truyền máu

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
Xem thêm