Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm

Ngạt mũi, hắt hơi và ho là những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh và cúm. Đó không phải là trải nghiệm thú vị nhưng hầu hết mọi người thường tự phục hồi rất nhanh. Nhưng có một số ít lại gặp phải một số biến chứng mà bạn không ngờ tới.

Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm

Điếc do dây thần kinh cảm giác (Sensorineural Hearing Loss)

Cảm giác nghẹt ở trong tai là rất phố biến khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, trong một số trường hợp, các vấn đề về thính giác có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điếc do dây thần kinh cảm giác là một loại mất thính lực, bắt nguồn từ việc không thể chuyển các rung động ở tai trong thành các tín hiệu thần kinh đến não được. Triệu chứng của điếc do dây thần kinh cảm giác bao gồm sưng, ngạt và cảm thấy tăng áp lực ở tai. Điều trị bao gồm việc sử dụng steroid.
Rất nhiều người thường sẽ tự hồi phục thính giác sau khi triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm được cải thiện. Tuy nhiên, bất kỳ một dạng mất thính lực nào cũng là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn nên đi khám bác sỹ.

Hội chứng Guillain – Barre

Mặc dù đây là hội chứng rất hiếm gặp, tỷ lệ chỉ là 1-2 ca trên 100.000 người mỗi năm, nhưng hội chứng Guillain – Barre có thể phát triển từ một cơn cảm lạnh hoặc cúm. Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra hội chứng này là vi khuẩn, ví dụ như do ngộ độc thực phẩm hay do nhiễm virus HIV.
Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn tiến triển, ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ bắp, thường khởi phát ở chân và di chuyển dần lên phía trên. Hội chứng này sẽ ảnh hưởng đến các phản xạ của cơ thể cũng như các cơ tham gia vào quá trình hít thở. Điều trị hội chứng Guillain – Barre thường bao gồm việc chăm sóc hỗ trợ, điều trị kháng thể và truyền huyết tương. Thông thường, bệnh nhân có thể phục hồi được, mặc dù rất chậm, với khoảng 2/3 số bệnh nhân sẽ nhận thấy những sự cải thiện trong vòng 1 tháng điều trị.

Viêm phổi và tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Viêm phổi ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Viêm phổi đặc biệt nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, cũng như ở những người mắc các bệnh mãn tính. Khoảng 1/3 số ca viêm phổi gây ra bởi các virus đường hô hấp, mà thông thường nhất là virus cúm.
Các nguyên nhân khác gây viêm phổi bao gồm nhiễm nấm và vi khuẩn, ví dụ như tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). MRSA hiếm khi là một biến chứng của cảm lạnh, nhưng việc bị cảm cúm có thể ảnh hưởng đến tình trạng phát triển MRSA ở phổi và dẫn dến viêm phổi do nhiễm vi khuẩn. Không dễ để bạn có thể biết được loại vi khuẩn nào gây viêm phổi, nhưng, các triệu chứng như sốt tăng dần trong 3-5 ngày, ho có đờm, đau ngực và khó thở là những dấu hiệu  bạn nên đến khám bác sỹ.

Viêm cơ tim

Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng viêm cơ tim có thể là hậu quả của việc bị cảm lạnh/cúm và có thể ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Viêm cơ tim là tình trạng viêm và bị phá hủy của các mô cơ tim, và điều này có thể dẫn đến suy tim. Triệu chứng bao gồm khó thở, tích tụ dịch quanh mắt cá chân và bắp chân, đau ngực khi thở.
Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng virus nếu virus là nguyên nhân gây bệnh, hoặc sử dụng steroid. Một số người sẽ hồi phục, nhưng một số người khác sẽ phải uống các loại thuốc tim mạch trong suốt phần đời còn lại, thậm chí cần phải cấy ghép tim mới.

Hội chứng Reye

Hội chứng Reye là hội chứng mà cả não và gan đều bị viêm. Nguyên nhân thường là do sự phối hợp của việc sử dụng aspirin và một bệnh gây ra do virus. Hội chứng Reye cũng có thể là hậu quả của việc bị cảm lạnh/cúm (khi bị thủy đậu), nhưng may mắn là hội chứng này rất hiếm gặp.
Hội chứng Reye thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, triệu chứng bao gồm nôn mửa, lú lẫn, hôn mê và các thay đổi khác về mặt tâm lý. Không có biện pháp cụ thể nào có thể điều trị hội chứng Reye và triển vọng điều trị rất đa dạng. Một số người sẽ hồi phục hoàn toàn, trong khi một số người khác sẽ phải chịu các hậu quả lâu dài về mặt thần kinh, tỷ lệ tử vong là 1/5.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không bao giờ nên cho trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên sử dụng bất cứ loại thuốc nào có chứa aspirin khi trẻ bị cảm lạnh/cúm, thủy đậu, sốt hoặc các bệnh tương tự, bởi aspirin được chứng minh trong một số tài liệu y học là có liên quan đến hội chứng Reye.

Sảy thai

Nhiễm virus nặng có thể sẽ càng tệ hơn nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là virus cúm. Nếu bạn đang mang thai, và nghi ngờ mình bị cúm, hãy đến gặp bác sỹ. Điều trị có thể bao gồm việc truyền dịch, dùng thuốc hạ sốt và có thể sử dụng thuốc kháng virus như Tamiflu hoặc Relenza. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cúm trong khi mang thai là dự phòng chủ động bằng cách tiêm vaccin phòng cúm.

Viêm não hoặc viêm màng não

Viêm não là tình trạng viêm xảy ra với các mô não, còn viêm màng não là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc não và tủy sống. Đây là những tình trạng tương đối hiếm gặp, nhưng một khi đã xảy ra thì sẽ rất nghiêm trọng. Enterovirus thường là nguyên nhân gây cảm lạnh, và cũng có thể gây viêm màng não với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, sốt cao và lú lẫn.
Rất hiếm khi cúm dẫn đến viêm não. Triệu chứng của viêm não bao gồm lú lẫn, sốt, đôi khi có thể co giật hoặc xuất hiện các vấn đề về thần kinh khác.
Nhiễm virus thường sẽ cải thiện mà không cần điều trị nhưng nhiễm vi khuẩn thì không, do vậy việc đến khám bác sỹ là hết sức cần thiết. Hầu hết mọi người đều có thể hồi phục nhưng có một số trường hợp sẽ để lại hậu quả là các tổn thương thần kinh như điếc, động kinh, lú lẫn và mất trí nhớ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời tiết giao mùa và bệnh cúm
Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm