Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi vui chơi

Trẻ em luôn hiếu kì và đam mê tìm hiểu xung quanh. Ngay cả những ông bố, bà mẹ tận tụy nhất cũng không thể nào để ý trẻ mọi nơi mọi lúc được.

Chúng ta không thể theo sát và để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi, nhưng cha mẹ có thể làm được nhiều việc để đảm bảo môi trường xung quanh con trẻ luôn an toàn. Chơi đùa là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ và trẻ phải được chơi đùa một cách an toàn nhất.

Các biện pháp đảm bảo an toàn cho con trẻ sẽ khác nhau tại mỗi địa điểm cũng như theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Tuổi trước khi đến trường thực sự hiếu động và nghịch ngợm

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi rất hiếu động, luôn tìm hiểu mọi thứ xung quanh, thích thử những đồ vật mới, thích khám phá và bắt chước những người xung quanh, nhất là người lớn. Thông thường trẻ ở lứa tuổi này khá "ốn ào" khi chơi đùa, vì vậy  khi không nghe thấy tiếng động gì phát ra từ bọn trẻ chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu đang có chuyện gì xảy ra hay không?

Trẻ có thể chạy nhảy, la hét, làm được nhiều hành động như nhảy từ trên bàn, ghế xuống, với lấy đồ vật cao hơn, thử các đồ vật xung quanh như đồ điện, điện thoại.... Tuy nhiên khả năng tự kiểm soát và phán đoán ở trẻ vẫn còn rất ít, trẻ vẫn đang chơi đùa để học hỏi, phát triển. Vì thế những tai nạn có thể dễ dàng xảy ra, những đồ vật tưởng chừng như đơn giản, thân thuộc như bàn ghế, giường tủ, đồ dùng bếp cũng có thể gây tai nạn, thương tích cho trẻ. 

Hãy chắc chắn rằng ngôi nhà của bạn thực sự an toàn

Trong giai đoạn này, thời gian trẻ ở nhà rất lớn và hầu hết những tai nạn đáng tiếc xảy ra ngay chính trong ngôi nhà của bạn. Vì vậy hãy biến nhà bạn thành một ngôi nhà an toàn cho trẻ. Bạn có thể làm được và phải làm được điều đó

Những điều cha mẹ cần làm:

  • Dùng lưới sắt an toàn cho trẻ ở cửa sổ, ban công. Dùng tay vịn, lan can cầu thang và ban công, cửa chắn cho cầu thang trong nhà bạn để không cho trẻ có thể bám vào và trèo lên cầu thang, ban công. 
  • Chắc chắn rằng cửa ra ban công được đóng và khóa với then cửa.
  • Cất giữ vật dễ cháy (diêm, bật lửa, thuốc lá) và các vật sắc nhọn (kéo, dao, dao rọc giấy), các túi ni-lon ra khỏi tầm nhìn của trẻ, tốt nhất là trong các ngăn kéo, hộp an toàn có khóa.
  • Đảm bảo các vật nhỏ như khuy áo, đinh ghim, nút chai... và thậm chí là các loại hạt, hoa quả nhỏ ngoài tầm với của trẻ hoặc cất trong các ngăn kéo, hộp an toàn có khóa.
  • Cất giữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa, thuốc ... trong các ngăn tủ riêng hoặc các hộp có khóa.
  • Đặt lại những ổ cắm điện với dây dẫn, nắp ổ cắm an toàn lên cao ngoài tầm với của trẻ.
  • Hãy dạy trẻ ngồi im, không chạy nhảy, nô đùa, la hét  khi đang có thức ăn trong miệng.
  • Giữ trẻ tránh xa khu vực bếp. Quay cán chảo, nồi vào trong và khi nấu sử dụng những loại bếp đốt ở phía bên trong, giữ nồi lẩu và những thứ liên quan ra khỏi tầm tay trẻ. Tránh không dùng khăn trải bàn với phần phủ buông thấp đến độ với của trẻ.
  • Hạn chế con bạn nhún nhảy trên ghế sofa hoặc giường.
  • Dạy cho con của bạn đóng gói đồ chơi của mình sau mỗi lần chơi, tốt nhất nên cất trong những túi, hộp đựng, ngăn kéo riêng.

An toàn khi vui chơi

Vui chơi giúp trẻ lớn lên và phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần cũng như các kỹ năng xã hội. Trẻ ở giai đoạn này thích chơi với bạn bè và phải được vui chơi. Cha mẹ nên lưu ý dạy cho trẻ biết vui chơi một cách an toàn 

Những điều cha mẹ cần làm:
  • Giữ vật có hại như túi nhựa, chất tẩy rửa, thuốc, các vật nhỏ và các vật sắc nhọn ra khỏi tầm tay trẻ và cất trong các ngăn kéo, hộp đựng an toàn, có khóa.
  • Dạy trẻ về sự nguy hiểm của lửa và giữ cho vật dễ cháy tránh xa trẻ.
  • Hãy biết cách và luôn xác định vị trí của con bạn và những gì trẻ đang làm.
An toàn tại sân chơi

Sân chơi là địa điểm tuyệt vời cho trẻ phát triển thể chất lẫn các kỹ năng xã hội. Hãy đưa trẻ đến các sân chơi để trẻ được vui chơi thoải mái nhưng bạn phải đảm bảo sân chơi thực sự an toàn cho con của bạn.

Để giảm các nguy cơ chấn thương tại sân chơi, cha mẹ cần:

  • Kiểm tra các thiết bị khu vui chơi an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ trước khi cho con bạn chơi tại đó.
  • Dạy trẻ cách chơi và biết cẩn thận khi chơi đùa. Đừng quên giám sát trẻ để tránh những chấn thương nghiêm trọng đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Đừng mặc cho con bạn những trang phục với dải rút hoặc dây đề phòng trường hợp dây bị cuốn sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Không cho trẻ chơi với những thiết bị hư hỏng vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ bất cứ khi nào.
  • Dạy con bạn sử dụng tay vịn, rào chắn, các dụng cụ hỗ trợ an toàn và đứng trong những tấm rào chắn vì sự an toàn của chính trẻ.
  • Dạy con bạn cách thay phiên nhau chơi và không xô đẩy trong khi sử dụng đu quay hoặc cầu trượt tại sân chơi.

Nói với trẻ:

  • Không đi qua đằng trước xích đu, bập bênh hay bất cứ thiết bị nào đang chuyển động.
  • Khi trượt cầu trượt, cần trượt chân xuống trước ở vị trí thẳng đứng. Yêu cầu trẻ chờ cho đến khi đứa trẻ trượt trước xuống đến cuối cùng của máng trượt rồi mới đến lượt mình.
  • Đợi đến lượt mình chơi. Không xô đẩy hoặc chen lấn.
  • Dùng cả 2 tay khi chơi xích đu hay leo trèo.
  • Không chơi với các dụng cụ bị ướt vì chúng có thể trơn trượt gây ngã.

An toàn dưới nước

Ngay cả với các đứa trẻ biết bơi cũng có thể gặp các tai nạn liên quan đến nước. Luôn luôn để mắt đến trẻ khi đang trong hoặc đến gần hồ bơi cũng như các chỗ khác như ao hồ, biển, sông suối và các bể chứa.

Để giảm nguy cơ chấn thương, cha mẹ cần:

  • Luôn luôn giám sát và tốt nhất là ở gần ngay bên cạnh trẻ khi trẻ ở gần hoặc dưới nước. Nếu bạn cần phải rời khỏi đó, phải chắc chắn có người lớn khác thay bạn ở bên cạnh trẻ, nếu không hãy đưa trẻ rời đi cùng với bạn.
  • Đừng để con bạn xuống nước trong thời tiết xấu. Nếu bầu trời âm u hoặc có chớp, mưa, hãy thực hiện yêu cầu của những người cứu hộ và đưa con bạn ra khỏi đó.
  • Tìm hiểu về CPR (Hồi sức tim-phổi), cấp cứu đuối nước và hãy khuyến khích chồng/vợ bạn cũng làm vậy.
  • Đừng phụ thuộc vào phao bơi, nó không phải thiết bị cứu sống.
  • Dạy trẻ cẩn thận, không đến gần chạy nhảy hoặc chơi gần hồ bơi, các khu vực có nước mà không có người lớn đi cùng. 
  • Tìm hiểu để biết nơi có và cách để kêu gọi các nhân viên cứu hộ và trợ giúp trước khi cho trẻ chơi đùa trong nước. Hãy chắc chắn rằng trẻ đã học được và thực hành tốt các kỹ năng cần thiết trước khi thực sự cho trẻ xuống nước.
  • Đăng kí cho trẻ trong các lớp học bơi, nhưng đừng cho rằng trẻ sẽ an toàn chỉ vì trẻ đã biết bơi.
  • Tuân thủ theo các quy định, nội quy, các biển báo, chỉ dẫn, tín hiệu và các quy tắc an toàn tại các khu vực có nước.
  • Dạy trẻ về an toàn dưới nước và các kỹ năng tồn tại dưới nước trước khi cho trẻ thực hành dưới các vùng nước lớn (biển, sông suối, ao hồ và các nơi khác không phải hồ bơi).
  • Chắc chắn rằng trẻ có các thiết bị an toàn trong suốt quá trình bơi, chơi đùa dưới nước ngay cả khi trẻ đã biết bơi.

Cuối cùng, các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ, hãy biến bất cứ nơi nào con bạn ở, chơi đùa, bơi lội thành một địa điểm an toàn bằng những cách tốt nhất bạn có thể. Đừng quên tìm kiếm sự hỗ trợ và trợ giúp của những người xung quanh khi cần thiết, bạn nhé. 

Chúc bạn luôn tạo lập và giữ được môi trường an toàn xung quanh con mình. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hoạt động thể chất giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao mỗi ngày

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm