Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chụp Xquang

Xquang là một loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ để hỗ trợ bác sĩ quan sát bên trong cơ thể của bạn mà không cần phải mổ.

Những điều cần biết về chụp Xquang 

Xquang được công bố vào năm 1896 với một hình ảnh bàn tay của nhà giải phẫu học Albert von Köliker. Từ khoảng 100 năm sau, công nghệ Xquang cơ bản này đã trở thành chìa khóa để xác định, chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lí.

Ngày nay có nhiều loại Xquang khác nhau được sử dụng cho những mục đích đặc biệt. Ví dụ như Xquang tuyến vú (chụp mamo) và thụt baryt được sử dụng để xác định các vấn đề về ruột.

Khi nào Xquang được sử dụng?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang nếu họ cần quan sát bên trong cơ thể. Ví dụ như khi muốn:

  • Quan sát khu vực bạn bị đau
  • Giám sát tiến triển của bệnh, ví dụ như bệnh loãng xương
  • Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
  • Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như
    • Viêm khớp
    • Tắc mạch
    • Ung thư xương
    • Các khối u vú
    • Bệnh phổi
    • Các vấn đề về tim
    • Gãy xương
    • Nhiễm trùng
    • Vấn đề răng miệng

Nguy cơ

Xquang có sử dụng một lượng nhỏ tia phóng xạ. Ngưỡng phơi nhiễm này được cân nhắc là an toàn cho người lớn. Tuy nhiên, nó không được đánh giá là an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy nói với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm nếu bạn đang có thai hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không sử dụng tia phóng xạ, ví dụ như MRI.

Nếu bạn chụp Xquang vì chấn thương, ví dụ như gãy xương, bạn có thể bị đau hơn khi chụp vì kĩ thuật này yêu cầu điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh rõ nét. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau trước khi chụp.

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang trước một vài loại chụp Xquang để cải thiện chất lượng hình ảnh. Thuốc cản quang thường là iod và có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Có vị kim loại trong miệng

Ở một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc cản quang có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, ví dụ như sốc phản vệ, tụt huyết áp, hoặc ngừng tim.

Chuẩn bị trước khi chụp Xquang

Xquang là một quy trình tiêu chuẩn và hầu hết không cần chuẩn bị gì.

Tùy thuộc vào khu vực cần chụp, bạn có thể cần nới lỏng quần áo, quần áo thoái mái sẽ khiến bạn dễ dàng chuyển động xung quanh. 

Bạn sẽ được hướng dẫn cởi bỏ đồ trang sức hoặc bất kì vật dụng bằng kim loại nào trên cơ thể trước khi chụp Xquang. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cấy ghép bất kì kim loại nào ở những phẫu thuật trước bởi chúng có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể.

Nếu xét nghiệm yêu cầu sử dụng thuốc cản quang, bác sĩ có thể tiêm, thụt hoặc cho bạn uống thuốc cản quang trước khi chụp.

Nếu bạn chụp Xquang ruột, bác sĩ có thể sử dụng thuốc để thụt tháo, làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp.

Quy trình

Chụp Xquang có thể tiến hành ở khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, phòng khám răng hoặc các phòng khám đa khoa. Khi bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng, kĩ thuật viên sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh tốt nhất.

Kĩ thuật viên sẽ yêu cầu bạn nằm, ngồi, hoặc đứng theo một vài tư thế trong khi chụp. Một số hình ảnh có thể được chụp khi bạn đứng trước một tấm đặc biệt có chứa phim Xquang hoặc cảm biến.

Khi chụp Xquang phổi, bạn sẽ phải nín thở trong khi chụp để lấy được hình ảnh rõ nhất.

Xét nghiệm sẽ kết thúc ngay khi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hài lòng với hình ảnh thu được.

Theo dõi

Sau khi chụp, bạn có thể mặc lại quần áo và hoạt động bình thường.

Các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ của bạn sẽ thảo luận về tình trạng bệnh. Kết quả chụp sẽ có trong ngày.

Bác sĩ sẽ xem phim và báo cáo của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và xác định nên làm gì tiếp theo. Có thể bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm máu hoặc phương pháp chẩn đoán khác để xác định bệnh và bắt đầu điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về chụp cắt lớp vi tính

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm