Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trí não khỏe mạnh ở người cao tuổi

Già đi không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tự động bị suy giảm trí nhớ và các hoạt động tư duy. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho trí não khỏe mạnh. Thường xuyên hoạt động thể lực cùng một chế độ ăn khỏe mạnh và các bài tập trí óc có thể làm hạn chế nguy cơ cho não bộ và suy giảm trí nhớ.

Trí não khỏe mạnh ở người cao tuổi

Những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến chức năng não bộ người cao tuổi

Các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng bệnh tật khi về già có thể góp phần vào sự suy giảm các khả năng của trí óc. Người cao tuổi thường sử dụng thuốc cho các bệnh mạn tính nhiều hơn người trẻ tuổi. Trong một số trường hợp, một thuốc (hoặc sự kết hợp của nhiều thuốc) có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ của bạn.

Một số bệnh phổ biến ở người cao tuổi như Alzheimer cũng có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến giảm các chức năng của não bộ. Hãy để bác sĩ kiểm tra liệu các thay đổi nhận thức, như suy giảm trí nhớ, có phải là tác dụng phụ của thuốc hoặc liên quan đến các bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng nào hay không.

Những thay đổi ở não bộ người cao tuổi

Những thay đổi thường thấy ở não bộ khi một người già đi bao gồm:

  • Chất béo hoặc các chất lắng đọng tích tụ lại trong các tế bào não (nơron) sẽ làm giới hạn chức năng của chúng.
  • Các nơron già đã chết không được thay thế.
  • Giảm thiểu nơron cũng có nghĩa kích thước của não sẽ nhỏ đi khi tuổi cao.
  • Thông tin giữa các nơron sẽ chuyển đi chậm hơn.

Một bộ não đã trở nên nhỏ hơn và nhẹ hơn khi cao tuổi vẫn có thể có chức năng giống như những não bộ của người trẻ. Ví dụ như việc rèn luyện não bộ ở người già có thể tạo ra những liên kết mới giữa các nơron. Khả năng về trí óc có thể được "chia sẻ" bởi rất nhiều phần khác nhau của não bộ. Vì vậy, khi một vài nơron chết đi, vai trò của chúng sẽ được chuyển sang những nơron khác.

Hoạt động thể lực là rất quan trọng đối với một trí óc khỏe mạnh

Một số bệnh có thể ảnh ưởng đến các chức năng của não bộ, chẳng hạn như đột quỵ, có liên quan đến chế độ ăn, béo phì và việc lựa chọn một lối sống tĩnh tại. Giữ cho cơ thể năng động là điều tất yếu nếu bạn muốn có một trí óc nhanh nhạy.

Luyện tập thường xuyên có khả năng cải thiện trí nhớ, khả năng suy luận và thời gian phản xạ.

Một số gợi ý có thể giúp đỡ bạn:

  • Luyện tập mức độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ tăng lượng oxy cung cấp cho não bộ. Điều này đồng nghĩa với việc nhịp tim của bạn sẽ tăng lên mức mà bạn vẫn có thể nói chuyện nhưng không thể hát. Bạn không phải tập luyện 30 phút liên tục mỗi ngày mà có thể chia nhỏ 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút, điều này sẽ tạo ra những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.
  • Tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu.
Thực phẩm lành mạnh cho một trí óc khỏe mạnh

Dinh dưỡng tốt giúp não bộ của bạn ở trong một trạng thái tốt. Một số lưu ý để có một chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin.
  • Ăn một chế độ ăn cân đối các thành phần glucid - lipid - protid và tránh các chế độ ăn rất ít glucid vì glucose là nguồn năng lượng duy nhất của não bộ.
  • Hãy ăn nhiều rau và hoa quả hơn.
  • Ăn ít các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất béo no (như bánh qui, bánh kem, đồ ăn nhanh), đồ ăn và đồ uống nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Uống đủ nước theo nhu cầu, phù hợp với tình trạng cơ thể và cường độ vận động.

Cải thiện khả năng của trí não

Suy giảm trí nhớ có thể được cải thiện từ 30 đến 50% bằng cách rèn luyện trí óc. Não bộ cũng giống như một loại cơ, nếu bạn không thường xuyên rèn luyện, nó sẽ trở nên yếu đi.

Bạn có thể làm thử theo một số gợi ý sau:

  • Có một cuộc sống hòa nhập vào xã hội và hãy tham gia vào thật nhiều các cuộc hội thoại hào hứng.
  • Đọc sách, báo, tạp chí.
  • Chơi những trò chơi cần suy nghĩ như trò chơi xếp chữ, chơi bài,...
  • Hãy tham gia các khóa học với các lĩnh vực mà bạn thấy hứng thú.
  • Tạo ra những sở thích mới.
  • Học một ngôn ngữ mới hoặc học nhảy.
  • Chơi các trò chơi liên quan đến từ ngữ.
  • Chơi những trò chơi thử thách trí tuệ và trí nhớ, chẳng hạn như chơi cờ.
  • Xem các chương trình hỏi đáp trên truyền hình và cùng trả lời với những người chơi.
  • Thử các  sở thích như làm mộc vì chúng có thể cải thiện  nhận thức về không gian của não bộ.
  • Hãy kiểm soát stress bằng thiền, tập luyện và thư giãn. 
  • Bạn cũng có thể giữ cho trí nhớ của bạn được sắc nét bằng cách ngủ đủ giấc và điều độ.

Tăng cường trí nhớ

Có một trí nhớ tốt là một kĩ năng có thể rèn luyện được. Một số cách để bạn có thể cải thiện trí nhớ của mình ở bất kì độ tuổi nào là:

  • Hãy dành sự tập trung vào vấn đề bạn muốn ghi nhớ. 
  • Sử dụng các cách kích thích trí nhớ như kỹ thuật liên hệ và hình dung. Ví dụ như liên kết cái tên mà bạn muốn nhớ với một hình ảnh nào đó trong tâm trí.
  • Luyện tập sử dụng trí nhớ. Chẳng hạn, cố gắng nhớ một danh sách ngắn như danh sách mua sắm. Sử dụng các cách kích thích trí nhớ để giúp bạn nhớ được từ món đồ này sang món đồ khác. 

Sức khỏe ảnh hưởng đến chức năng não bộ như thế nào?

Già đi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bộ não không còn hoạt động tốt như trước nữa. Tuy nhiên, có một số vấn đề phổ biến ở người cao tuổi có thể anh hưởng đến chức năng não bộ, bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh Alzheimer
  • Trầm cảm
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim mạch
  • Thuốc - các thuốc được kê đơn cần được kiểm tra lại thường xuyên để tránh các tác dụng không mong muốn, và cần ngừng uống thuốc khi không cần thiết nữa.
  • Dinh dưỡng kém và thiếu vitamin
  • Bệnh Parkinson
  • Đột quỵ

Bạn có thể kiểm soát những yếu tố khác ảnh hưởng đến chức năng não bộ bằng cách:

  • Luôn năng động
  • Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe và uống đủ nước.
  • Luôn theo dõi các tình trạng bệnh tật như cao huyết áp, cholesterol và tiểu đường.
  • Kiểm soát các loại thuốc của bạn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu

  • Bác sĩ lão khoa
  • Bác sĩ chuyên khoa thần kinh

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên khoa học giúp bạn chống lại chứng sa sút trí tuệ

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Better Health
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm