Cứ bốn trường hợp tử vong ở phụ nữ thì có một trường hợp liên quan đến bệnh tim, do đó, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Khi bước vào độ tuổi 40, 50, 60 và 70+, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch nên trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn.
Tuổi 40
Theo đuổi một chế độ ăn it chất béo bão hòa, nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc toàn phần và bổ sung các loại hạt. Cách bạn chia bữa ăn và số lượng bữa ăn trong ngày cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn DASH, đây là chế độ ăn có hiệu quả để kiểm soát huyết áp và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tăng cường các hoạt động thể chất. Mục tiêu sẽ là 30 phút mỗi ngày, duy trì hầu hết các ngày trong tuần. Bạn cũng có thể điều chỉnh mục tiêu này, chẳng hạn 10 phút luyện tập mỗi lần, và thực hiện 3 lần một ngày hoặc hơn. Hoạt động thể chất sẽ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch của bạn.
Kiểm soát stress. Thế kỷ 21 có lẽ nên được gọi là “thế kỷ bận rộn” đối với người phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ đang làm việc cả ngày, có con nhỏ và có thể phải chăm sóc cả bố mẹ già yếu nữa. Thật dễ dàng để người phụ nữ quên đi bản thân và sức khỏe của mình. Quá nhiều căng thẳng và áp lực khiến bạn không còn thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục hoặc ăn uống đầy đủ. Tất cả những lý do này làm tăng nguy cơ sức khỏe tim mạch của bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn có một dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy. Trao đổi với bác sỹ về các yếu tố nguy cơ tim mạch của bạn, bao gồm cả tiền sử gia đình. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc đái tháo đường khi mang thai, hãy đảm bảo rằng bác sỹ sẽ tiếp tục theo dõi những vấn đề đó; chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bạn nhiều tuổi hơn
Bạn nên tìm hiểu và ghi nhớ được một số chỉ số sức khỏe của bản thân. Bao gồm huyết áp, cholesterol máu, cân nặng và chỉ số khối cơ thể BMI. Nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi 40 vẫn còn tương đối thấp, nhưng phòng bệnh thì luôn tốt hơn và ít tốn kém hơn chữa bệnh đúng không nào. Những phụ nữ sử dụng liệu pháp hoóc môn, hút thuốc và sử dụng thuốc tránh thai đường uống có nguy cơ tim mạch ở độ tuổi 40 cao hơn những phụ nữ khác.
Tuổi 50
So với độ tuổi 40 bạn thậm chí cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chế độ ăn và luyện tập. Đây là khoảng thời gian người phụ nữ rất dễ tăng cân. Nếu bạn không chú ý, rất có thể cân nặng sẽ tăng từ từ chậm rãi cho đến một ngày bạn bàng hoàng nhận ra mọi thứ đang ở mức báo động. Để giảm cân và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe bạn cần những thay đổi mạnh mẽ và hiệu quả.
Các vấn đề khác bạn cần tiếp tục quan tâm như ở độ tuổi 40 đó là kiểm soát stress, thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng của bạn.
Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung vitamin D. Nghiên cứu mới đang được tiến hành để tìm hiểu liệu bổ sung vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay không. Mặc dù kết quả các nghiên cứu hiện chưa được công bố, nhưng nhiều bác sỹ tin rằng vitamin D có một vai trò quan trọng với sức khoẻ tổng quát và sức khoẻ tim mạch. Điều quan trọng là đừng để nồng độ vitamin D trong cơ thể ở mức thấp. Xét nghiệm máu có thể định lượng được nồng độ vitamin D trong máu, bác sỹ sẽ xem xét và đưa ra chỉ định bổ sung vitamin D nếu kết quả xét nghiệm cho biết bạn đang thiếu vitamin D.
Tuổi 60
Theo dõi các chỉ số huyết áp, cholesterol, cân nặng và chỉ số khối cơ thể BMI, kiểm tra ít nhất một lần mỗi năm để đảm bảo các yếu tố nguy cơ này ở mức thấp.
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn của bạn. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ bị cao huyết áp, thì đây cũng là thời điểm phù hợp để bạn thực hiện các biện pháp kiểm soát lượng muối ăn vào. Khi con người nhiều tuổi hơn, thành động mạch trở nên cứng và ít đàn hồi làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Những người không có tiền sử cao huyết áp cũng có thể bắt đầu phát triển tình trạng này bởi các vấn đề liên quan đến thành mạch. Các vấn đề y khoa phổ biến khác ở độ tuổi này như tiểu đường và bệnh thận, cũng góp phần làm cho huyết áp tăng cao hơn.
Một chế độ ăn uống cân bằng là điều lý tưởng. Nhưng nếu bạn không thể ăn uống cân bằng, hãy trao đổi với bác sỹ về việc bổ sung vitamin và khoáng chất. Biết được những loại thực phẩm nào bạn nên ăn và không nên ăn cũng vô cùng quan trọng. Ngoài muối, hãy cố gắng cắt giảm lượng đường bột ăn vào, đường có thể làm tăng đường huyết. Còn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol.máu
Hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng aspirin hàng ngày. Aspirin thường được khuyến nghị sử dụng bởi vì lợi ích nó mang lại dường như lớn hơn các tác dụng phụ. Sau 65 tuổi là thời điểm thích hợp để trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng aspirin hằng ngày. Aspirin có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ do tắc mạch liên quan đến huyết khối. Các tác dụng phụ bạn cần chú ý là chảy máu dạ dày ruột (có thể dẫn đến loét dạ dày) và tăng nguy cơ đột quỵ do vỡ mạch (hemorrhagic stroke).
Chú ý đến các triệu chứng. Đau ngực là dấu hiệu chính cảnh báo cơn đau tim, nhưng phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng ít điển hình hơn như thở gấp hoặc đau lưng. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao, và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Tuổi 70+
Luyện tập tiếp tục là chìa khóa. Các vấn đề như viêm khớp hoặc loãng xương có thể làm cho các động tác hay sự di chuyển của bạn kém linh hoạt hơn trước. Có rất nhiều chương trình luyện tập được thiết kế riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Các bài tập cardio rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch, phụ nữ cũng cần quan tâm đến các bài tập sức mạnh. Một chương trình luyện tập lý tưởng là chương trình giúp bạn tăng cường cả sức mạnh và sức bền.
Mối quan hệ xã hội của bạn. Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và tự cô lập cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Khi mà bạn đã lớn tuổi, và thường xuyên bị làm phiền bởi bệnh tật thì những vấn đề tâm thần này lại càng xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu bạn không thể gặp bạn bè trực tiếp, hãy thử gọi điện thoại, gọi Skype hoặc thiết lập nên các nhóm trò chuyện trực tuyến. Tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc một lớp học khiêu vũ để có cơ hội tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh.
Kiểm tra thuốc men của bạn. Khi sử dụng thuốc thì ai cũng có thể gặp các tác dụng phụ và tương tác thuốc, nhưng người cao tuổi thì có nhiều rắc rối hơn với vấn đề này. Nếu bạn phải sử dụng thuốc trong một thời gian dài và đang gặp những tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về việc ngừng sử dụng, thay đổi hoặc giảm liều.
Lời kết
Trên đây là những vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch phụ nữ ở độ tuổi 40+. Mời các bạn tìm hiểu bài viết “Trở thành người phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 40, 50, 60, và 70 + - Phần 2” tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vi chất quan trọng bạn cần bổ sung sau tuổi 40 - Phần 1, Những vi chất quan trọng bạn cần bổ sung sau tuổi 40 - Phần 2
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).
Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?
Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.