Mãn kinh là tình trạng hết kinh nguyệt tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 45-55. Thời kỳ mãn kinh làm gia tăng nguy cơ loãng xương do xương trở nên mỏng và dễ gãy. Hàm lượng estrogen sụt giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh làm tăng quá trình hủy hoại xương. Ước tinh trung bình người phụ nữ mất khoảng 10% trọng lượng xương trong 5 năm đầu sau khi mãn kinh.
Để làm giảm nguy cơ loãng xương, chế độ ăn lành mạnh giàu calci và tập thể dục đều đặn nên được hình thành và duy trì ngay từ tuổi trẻ. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc điều trị cũng rất có giá trị đối với việc kiểm soát tình trạng loãng xương.
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào tới loãng xương
Khối lượng xương đạt đỉnh xung quanh độ tuổi 25-30, khi đó hệ xương dừng phát triển, xương khỏe nhất và có mật độ xương cao nhất. Hooc môn estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của xương.
Hàm lượng estrogen sụt giảm trong thời kỳ mãn kinh, khoảng 50 tuổi, sẽ làm tăng quá trình hủy xương. Nếu đỉnh khối lượng xương trước thời kỳ mãn kinh thấp hơn so với tiêu chuẩn, quá trình mất xương sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời kỳ mãn kinh và kết quả là loãng xương.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một phụ nữ qua tuổi 60 sẽ trải qua ít nhất một lần gãy xương do loãng xương.
Loãng xương được chẩn đoán tốt nhất là dựa vào kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt gọi là đo mật độ xương DXA-scan. Kỹ thuật này nhằm xác định mật độ xương, thường ở phần thấp cột sống và phần trên xương hông.
Kết quả của đo mật độ xương được so sánh với giá trị mong đợi ở người cùng độ tuổi (gọi là Z-score) và được so sánh với người trẻ có đỉnh khối lượng xương (gọi là T-score). Các kết quả T-scoers được sử dụng để chẩn đoán như sau:
Giảm nguy cơ loãng xương trong thời kỳ mãn kinh
Trong thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm:
Chế độ ăn uống đủ canxi: mục tiêu là 1.200 mg calci mỗi ngày tương đương với 3-4 phần ăn có sữa, các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu canxi.
Tập thể dục điều độ và hợp lý, bao gồm tập thể dục đối kháng, loại bài tập này cần thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát.
Duy trì hàm lượng vitamin D. Vitamin D được tạo ra ở da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và được tìm thấy rất ít ở một số thực phẩm. Hàm lượng vitamin D có thể xác định bời xét nghiệm máu đơn giản.
Tránh dùng các chất kích thích: tránh uống quá nhiều rượu (theo hướng dẫn gần đây khuyến cáo uống tối đa 2 ly rượu mỗi ngày, nhiều nhất 5 ngày mỗi tuần). Dừng hút thuốc,vì hút thuốc lá gây nguy cơ cao bị loãng xương. Tránh dùng quá nhiều Caffeine.
Lời khuyên cho phụ nữ là nên hình thành và duy trì lối sống lành mạnh từ thời trẻ để có khối lượng xương đạt tối đa trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh này trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, bạn sẽ có xương chắc khỏe, hạn chế tối đa loãng xương sau khi mãn kinh.
Tập thể dục để giảm nguy cơ loãng xương
Tập thể dục đều đặn, tốt nhất là từ khi còn trẻ có thể làm giảm nguy cơ loãng xương. Theo khuyến cáo, nên thực hiện một vài bài tập thể dục, với thời gian luyện tập từ 30-40 phút trong hầu hết các ngày trong tuần .
Có 2 loại bài tập có lợi nhất đối với xương là tập trọng lực và tập đối kháng. Ngoài việc làm giảm quá trình hủy xương, bài tập thể dục còn cải thiện sức mạnh của cơ và làm giảm tai nạn gãy xương do té ngã.
Khuyến cáo chung khi tập thể dục: Tập thể dục nên được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế hoặc huấn luyện viên thể dục. Những khuyến cáo chung bao gồm:
Tập trọng lực:
Tập đối kháng:
Điều trị loãng xương
Mỗi phương pháp điều trị loãng xương đều có những lợi ích và nguy cơ khác nhau. Vì vậy cần thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi quyết đinh điều trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được bác sỹ xem xét cẩn thận về tuổi, các vấn đề sức khỏe và yếu tố nguy cơ khác.
Các thuốc điều trị loãng xương bao gồm:
Bisphosphonates
Điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERMs)
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Tibolone
Vitamin D và canxi
Người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể được kê đơn vitamin D và canxi bổ sung. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày cũng có thể thúc đẩy sản xuất vitamin D và giúp xương chắc khỏe.
Bạn có thể phải bổ sung canxi và vitamin D nếu nồng độ vitamin D của bạn thấp hoặc chế độ ăn uống không cung cấp đủ calci.
Strontium
Denosumab
Hormone tuyến cận giáp
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ độ tuổi 40
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.