Những lời khuyên khoa học giúp bạn chống lại chứng sa sút trí tuệ
Kí ức (memories) là những khoảnh khắc đặc biệt chúng ta tạo ra mỗi ngày? Đau buồn, hạnh phúc hay phấn khích. Bất kỳ điều gì bạn muốn ghi nhớ sẽ được lưu trữ trong những “thư mục” (folders) trong não để chúng ta có thể dễ dàng nhớ lại sau một thời gian dài. Các quá trình học tập, phát triển và tiến bộ chỉ tồn tại vì con người có thể ghi nhớ chúng và sử dụng lại những gì đã ghi nhớ. Ví dụ khi chúng ta làm bài thi, chúng ta phải tư duy và ghi nhớ lại những gì mình đã học để vượt qua được kì thi.
Vì vậy, ký ức (trí nhớ) rất quan trọng trong cuộc sống của con người và trí nhớ tốt thì cũng tỷ lệ thuận với sức khoẻ! Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh tật trong suốt cuộc đời, trong khi một số bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính, một số bệnh khác lại chỉ có ở những độ tuổi hoặc giới tính nhất định . Ví dụ hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) chỉ có thể ảnh hưởng đến phụ nữ, tương tự có một số bệnh chỉ ảnh hưởng đến mọi người ở một độ tuổi nhất định. Viêm khớp, suy giảm khả năng nghe và nhìn, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ (dementia) ... là những bệnh thường ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi. Tình trạng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến những kí ức của con người. Đó là một rối loạn mãn tính, trong đó khả năng tư duy, ghi nhớ và các hoạt động tâm thần khác dần dần suy giảm. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn tăng cường sức mạnh não bộ và chống lại chứng sa sút trí tuệ.
Tip #1 Không bao giờ ngừng học hỏi những điều mới mẻ, ngay cả khi bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục chính thức của mình. Học những điều mới mỗi ngày dù là những điều nhỏ nhặt, cũng giúp cho tế bào não hoạt động tích cực hơn và ngăn ngừa sa sút trí tuệ.
Tip #2 Nếu bạn cảm thấy như khả năng nghe của mình suy giảm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế, vì suy giảm khả thính giác có mối liên quan cao với nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Tip #3 Nếu bạn đang bị cao huyết áp, hãy thay đổi lối sống lành mạnh và tìm sự can thiệp y tế để kiểm soát huyết áp, vì huyết áp cao cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Tip #4 Nếu bạn bị tiểu đường, hãy sử dụng thuốc và duy trì một lối sống lành mạnh để giữ đường máu của bạn ở mức kiểm soát, vì mức đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Trong thời tiết mùa Hè, việc tắm rửa hàng ngày đơn giản hơn nhiều so với mùa Đông. Tuy nhiên, những thói quen tắm gội không khoa học có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trong ngày nắng nóng.
Tỏi không chỉ là gia vị làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Cùng với các tác nhân bên ngoài, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến làn da của bạn bị tổn hại.
Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị.
Người đau dạ dày tuyệt đối không ăn những thực phẩm sống, chua, nhiều đường, cay nóng và đồ chiên xào.
Nhịn ăn gián đoạn hay còn gọi là nhịn ăn không liên tục là biện pháp giảm cân được áp dụng phổ biến hiện nay.
Nấc sau khi ăn là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Ung thư là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm nhiều bệnh gây ra khi các tế bào bình thường trở nên bất thường, phân chia nhanh chóng và lây lan sang các mô và cơ quan khác xung quanh. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Cùng tìm hiểu về cách ung thư phát triển, di căn và các loại ung thư.