Dị ứng sữa bò ở trẻ em – tình trạng đáng lo ngại
Tình trạng dị ứng sữa thường xảy ra vào năm đầu đời, khi hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn chỉnh.
Triệu chứng
Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện từ vài phút cho tới vài giờ sau khi trẻ sử dụng sản phẩm từ sữa, tuy nhiên các triệu chứng nghiêm trọng nhất thường xảy ra trong vòng nửa giờ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Các triệu chứng ít gặp hơn như có máu trong phân.
Ở trẻ nhỏ, nếu dị ứng sữa ảnh hưởng đến hệ hô hấp, trẻ có thể mắc bệnh nghẹt mũi mạn tính, chảy nước mũi, ho, khò khè hoặc khó thở.
Tình trạng dị ứng còn có thể gây chàm eczema, mày đay, sưng phù, ngứa, hoặc phát ban vùng quanh miệng và cằm nơi tiếp xúc trực tiếp với sữa.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng với sữa, hãy thông báo ngay với bác sỹ, đồng thời cũng cung cấp cho bác sỹ các thông tin về tiền sử dị ứng của gia đình. Hãy đưa trẻ đi cấp cứu nếu trẻ xuất hiện:
Điều trị
Trẻ bú mẹ
Trường hợp trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ lại xuất hiện những triệu chứng dị ứng sữa, bác sỹ có thể khuyến cáo bản thân người mẹ sử dụng một chế độ ăn không có sữa. Bạn cũng nên bổ sung thêm canxi ngoài những loại vitamin dành cho phụ nữ cho con bú bạn đang sử dụng.
Khi bạn cai sữa cho trẻ, hãy trì hoãn việc cho trẻ uống sữa bò càng lâu càng tốt, có thể cho trẻ uống lượng nhỏ ban đầu để thăm dò và theo hướng dẫn của bác sỹ.
Trẻ uống sữa công thức
Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa nên được sử dụng một chế độ dinh dưỡng thay thế như sữa đậu nành hoặc sữa công thức đặc biệt, theo hướng dẫn của bác sỹ nhi khoa. Hãy nhờ các bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho bạn về các nhãn hiệu sữa giảm dị ứng với công thức protein thủy phân, là một biện pháp để hạn chế tình trạng dị ứng sữa ở trẻ.
Trẻ trên 1 tuổi
Nếu bác sỹ nghi ngờ trẻ bị dị ứng sữa, trước hết bác sỹ sẽ thử loại bỏ sữa và các sản phẩm sữa hoàn toàn khỏi chế độ dinh dưỡng một thời gian để xem tình trạng trẻ có được cải thiện hay không.
Nếu trẻ có cải thiện các triệu chứng, trẻ sẽ được cho thử sử dụng sản phẩm sữa – là biện pháp giới thiệu dần các sản phẩm sữa vào chế độ ăn của trẻ. Việc này sẽ giúp bác sỹ biết được liệu các triệu chứng có giảm hoặc biến mất khi không dùng sữa và tái phát khi uống sữa trở lại hay không.
Tuy nhiên, biện pháp thử này phải được tiến hành thận trọng và dưới sự giám sát của bác sỹ; không nên tự ý làm việc này tại nhà. Trẻ bị dị ứng thực sự với sữa sẽ bị ốm đi rất nhanh, ngay cả khi chỉ uống một lượng nhỏ sữa.
Trẻ nhỏ trên 1 tuổi bị dị ứng sữa cũng cần tránh các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, kem… Trẻ sẽ cần một loại sữa thay thế sữa bò như sữa đậu nành; nếu trẻ bị dị ứng cả với protein đậu nành thì hãy hỏi bác sỹ về việc sử dụng một sản phẩm thay thế sữa.
Một số phương pháp điều trị dị ứng sữa bao gồm: sử dụng thuốc kháng histamine và thuốc trị hen phế quản (nếu trẻ xuất hiện tình trạng khò khè). Tuy nhiên, biện pháp quan trọng nhất vẫn là loại bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn của trẻ. Hầu hết trẻ đều sẽ chấm dứt dị ứng khi được 2 – 5 tuổi, hiếm khi kéo dài cho tới tuổi dậy thì.
Phòng dị ứng sữa
Cho trẻ bú mẹ là biện pháp tốt nhất để phòng tình trạng dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh. Nhất là khi có thành viên nào đó trong gia đình cũng bị dị ứng sữa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ bú ít nhất trong 4-6 tháng đầu đời có thể phòng và trì hoãn được sự hình thành của tình trạng dị ứng với sữa bò.
Nếu trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó bạn không thể cho trẻ bú, hãy nhờ bác sỹ tư vấn về một sản phẩm dinh dưỡng thay thế sữa mẹ.
Các sản phẩm nên tránh khi trẻ bị dị ứng sữa
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Không dung nạp đường lactose trong sữa ở trẻ em
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.