14 loại bệnh tật nguy hiểm đối với trẻ em có thể bị hạn chế hoặc loại trừ nếu như con bạn được tiêm chủng đầy đủ, đó là khuyến cáo của các chuyên gia y tế.
Phần lớn mọi người vẫn còn nhớ đây là căn bệnh đã được thanh toán từ lâu nhờ có vắc xin bạch hầu dành cho trẻ sơ sinh. Vắc xin bạch hầu thường được kết hợp trong 1 loại vắc xin bảo vệ con bạn khỏi ba loại vi khuẩn nguy hiểm gây ra bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc có trong thành phần của các vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 như Quinvaxem, ComBE Five, Pentaxim, Infarix...
Mặc dù được coi là đã được thanh toán nhưng vi khuẩn bạch hầu vẫn có thể tồn tại và gây bệnh ở một số vùng nào đó trên thế giới. Vì vậy việc tiêm phòng vẫn là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Các bác sỹ khuyến cáo rằng trẻ em nên được tiêm khoảng 5 lần để đạt đủ hiệu giá miễn dịch cần thiết bảo vệ cơ thể. Thời gian tiêm của vắc xin này vào lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng, 6 tháng, nhắc lại vào 15-18 tháng và 4-6 tuổi.
Ho gà
Ho gà là một bệnh lây nhiễm cực cao và có thể gây ra tử vong cho trẻ nhỏ. Ho gà là tình trạng ho dữ dội không kiểm soát được dẫn đến khó thở, thậm chí nguy hiển đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ chưa có miễn dịch. Các bà mẹ nên được tiêm vắc xin phòng ho gà trước khi mang thai để bảo vệ được em bé khỏi mầm bệnh. Nhưng quan trọng hơn là con bạn vẫn cần phải được tiêm vắc xin phòng bệnh sớm chứ không phải là chỉ cần những kháng thể từ mẹ truyền sang cho. Trước năm 2010, người ta ghi nhận được từ 10.000 cho đến 50.000 ca ho gà mỗi năm tại Mỹ. Sau khi vắc xin ho gà được tiêm chủng rộng rãi tại Mỹ, tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể.
Ở Việt Nam, hiện nay vắc xin bạch hầu, ho gà là một thành phần của vắc xin 5 trong 1 ComBE Five, được tiêm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Ngoài ra, các loại vắc xin Pentaxim, Infarix được tiêm chủng dịch vụ cũng chứa thành phần vắc xin bạch hầu, ho gà.
Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh gây ra sốt và nổi những mụn nước vô cùng khó chịu cho người mắc. Một người bị thủy đậu có thể xuất hiện rất nhiều mụn nước, thậm chí có thể đến 500 mụn trên khắp cơ thể. Thủy đậu là một bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn có miễn dịch kém, thậm chí cả những trẻ khỏe mạnh cũng có thể ốm rất nặng. Vắc xin phòng bệnh nên được tiêm sớm để giúp trẻ có sự đề kháng tối ưu.
Các bác sỹ khuyến cáo trẻ nên nhận đủ hai mũi vắc xin thủy đậu vào lúc 12-15 tháng tuổi và nhắc lại vào 4-6 tuổi để có tác dụng miễn dịch tốt nhất.
Rotavirus
Rotavirus là một bệnh truyền nhiễm gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, thường xuyên đi kèm với việc nôn, sốt, đau bụng đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trẻ con bị nhiễm virus có thể gây ra tình trạng mất nước đặc biệt nghiêm trọng và cần được điều trị tại bệnh viện. Nếu không được nhận sự chăm sóc y tế đặc biệt trẻ có thể tử vong do mất nước. Vắc xin phòng chống rotavirus là vắc xin đầu tiên mà trẻ sơ sinh nên được tiêm, đó là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bị bệnh.
Tùy thuốc vào nhãn hiệu vắc xin mà con bạn có thể được nhận hai hay ba mũi để được bảo vệ một cách toàn diện. Hai tháng tuổi là thời điểm con bạn nên được nhận mũi vắc xin đầu tiên. Với cả hai loại vắc xin thì mũi thứ hai là vào lúc 4 tháng và nếu như trẻ cần thêm mũi thứ ba thì đó là lúc 6 tháng.
Bệnh do phế cầu khuẩn
Những bệnh khi nhiễm phế cầu có thể gây ra đó là nhiễm trùng tai, nhiễm trúng xoang, viêm phổi và thậm chí là cả viêm màng não - rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Mầm bệnh có thể xâm chiếm rất nhiều bộ phận cơ thể như ở não, tủy sống (những nơi hoàn toàn vô trùng). Hãy đảm bảo là con bạn được bảo vệ bởi vắc xin chống lại phế cầu khuẩn.
Bác sỹ khuyến cáo trẻ nên được nhận đủ bốn mũi vắc xin phế cầu liên hợp (hay còn gọi là PVC13) để có hiệu quả tốt nhất. Lịch tiêm chủng vắc xin này là : 2 tháng tuổi, 4 tháng, 6 tháng và nhắc lại khi trẻ từ 12-15 tuổi.
Quai bị
Quai bị là một căn bệnh được biết đến là nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt dẫn đến sưng má và sưng hàm. Các triệu chứng khác của quai bị là sốt, đau đầu đau cơ và mệt mỏi. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Ngày nay vẫn có rất nhiều người mắc ở khắp nơi trên thế giới.
Vắc xin MMR giúp bảo vệ bạn và gia đình bạn khỏi ba căn bệnh đó là sởi, quai bị và rubella. Hiệu quả bảo vệ tốt nhất khi mọi người được tiêm đủ hai lần vào lúc 12-15 tháng tuổi và nhắc lại vào lúc 4-6 tuổi.
Bệnh sởiBạn có biết rằng chỉ cần trong phòng có một trẻ bị sởi thì con bạn cũng có nguy cơ cao mắc loại bệnh này, thậm chí ngay cả khi trẻ mắc bệnh rời khỏi căn phòng đó sau 2 tiếng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ nhỏ. Sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, do chúng rất dễ lây lan giữa người với người. Những ông bố bà mẹ không được tiêm vắc xin sởi nên được cách ly cho đến khi nào con của họ được tiêm vắc xin sởi để đảm bởi sự tiếp xúc tối thiểu của con trẻ với người có nguy cơ cao.
Vắc xin MMR giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh sởi. Trẻ em nên được tiêm vắc xin vào khoảng sinh nhật tròn 1 tuổi với hai mũi vắc xin, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Hiện nay, ở Việt Nam, vắc xin sởi được tiêm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Từ năm 2014, vắc xin sởi đã chính thức được tiêm cho trẻ từ 1 đến dưới 18 tuổi trong mũi tiêm kết hợp Sởi - Rubella của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
(...) còn tiếp
Mời các bạn đón đọc bài viết "Vắc xin giúp con bạn ít mắc 14 loại bệnh tật nguy hiểm - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin hoạt động thế nào?
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.