10 thói quen tốt cha mẹ nên dạy cho con
Thói quen số 1: Ăn uống đa dạng
Ăn các loại thực phẩm nhiều màu sắc không chỉ là một niềm vui thích, mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Hãy giúp con bạn hiểu được các giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm nhiều màu sắc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là mọi bữa ăn phải có nhiều màu sắc. Nhưng bạn nên cố gắng phối hợp nhiều loại trái cây và rau xanh, các loại thực phẩm với nhiều màu sắc khác nhau trong bữa ăn: từ màu đỏ, tím, cam cho đến màu vàng, xanh lá và trắng.
Hình thành và duy trì thói quen ăn uống đúng giờ khi còn nhỏ sẽ làm tăng khả năng trẻ có thói quen lành mạnh khi lớn lên. Bạn hãy dạy trẻ rằng, một bữa sáng ít chất béo không chỉ kích thích não bộ làm việc và cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà còn giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý và tránh được nhiều loại bệnh mạn tính.
Trường Đại học Y Harvard xác nhận rằng bỏ bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên 4 lần. Tỷ lệ chất xơ cao trong các loại ngũ cốc trong bữa ăn sáng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Thói quen số 3: Lựa chọn hoạt động thể thao mà trẻ yêu thích
Không phải tất cả mọi trẻ em đều yêu thích thể thao, một số trẻ rất sợ khi phải đến phòng tập. Nhưng khi trẻ tìm thấy hoạt động thể thao mà trẻ ưa thích, thì việc duy trì sức khỏe và hoạt động thể chất trở nên vô cùng dễ dàng. Và rất có thể, trẻ sẽ mang theo niềm yêu thích với môn thể thao đó cho đến khi trưởng thành.
Nếu con bạn chưa tìm được môn thể thao mà chúng yêu thích, bạn hãy cổ vũ trẻ tiếp tục tìm hiểu. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại hoạt động thể thao khác nhau như bóng đá, bơi lội, thể dục dụng cụ... Chắc chắn rằng, trẻ sẽ tìm được môn thể thao mà mình ưa thích.
Thói quen số 4: Đừng trở nên ì ạch
Hãy khuyến khích trẻ ra ngoài trong những ngày nghỉ, thay vì nằm ườn trên ghế sofa và xem tivi hay vùi đầu vào chiếc smartphone hay máy tính bảng. Theo Mayo Clinic trẻ em xem tivi quá 1-2 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sau:
Thói quen số 5: Đọc sách hàng ngày
Phát triển khả năng đọc, là một trong số những yếu tố quyết định đến kết quả học tập ở trường của trẻ và ảnh hưởng đến công việc sau này trong cuộc sống. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đọc sách hàng ngày khi ở nhà sẽ giúp trẻ phát triển khả năng hiểu biết. Tổ chức AAP gọi kỹ năng đọc là “nền tảng cho sự thành công trong học tập của trẻ” và tổ chức này cũng cho rằng, việc đọc sách hàng ngày nên bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Chọn những quyển sách mà trẻ thích để biến việc đọc sách thành một niềm vui thích, chứ không đơn thuần chỉ là một việc làm khi rảnh rỗi. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi đọc, khoảng cách từ mắt đến trang giấy và nơi đọc sách phải có đủ ánh sáng.
Thói quen số 6: Uống nước, không phải soda
Thói quen số 7: Xem kỹ nhãn thực phẩm
Trong khi con bạn (đặc biệt là những trẻ ở lứa tuổi đi học và thanh thiếu niên) có thể rất quan tâm đến các loại nhãn mác trên quần áo thì lại có một loại nhãn mác khác rất quan trọng với sức khỏe của chúng: nhãn thực phẩm. Chỉ cho trẻ biết rằng vỏ của những loại thức ăn yêu thích của trẻ chứa bao nhiêu thông tin về dinh dưỡng. Tập trung vào một số phần nhất định của nhãn thực phẩm (ví dụ như số calo mỗi khẩu phần, lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, lượng đường) để không làm trẻ bị quá tải.
Thói quen số 8: Cùng ăn tối với gia đình
Với cuộc sống bận rộn, thật khó để dành thời gian ăn tối cùng với gia đình, nhưng việc đó rất đáng để theo đuổi. Theo Đại học Florida, ăn tối cùng gia đình sẽ mang lại những lợi ích sau:
Thói quen số 9: Dành thời gian cho bạn bè
Thói quen số 10: Luôn lạc quan
Trẻ sẽ rất dễ buồn và chán nản nếu mọi thứ không diễn ra như ý trẻ. Hãy giúp trẻ biết cách đứng lên sau thất bại và giúp trẻ thấy được tầm quan trọng của việc giữ tinh thần lạc quan và mạnh mẽ. Theo Hiệp hội sức khỏe tinh thần Canada, trẻ em và người lớn có thể có được rất nhiều lợi ích từ việc suy nghĩ tích cực và từ các mối quan hệ tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi vui chơi
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.