Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại vaccine nên tiêm trước khi đi du lịch - Phần 2

Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch? Vậy thì, những loại vaccine bạn cần tiêm sẽ phụ thuộc vào nơi bạn đến và khoảng thời gian bạn ở lại đó.

Những loại vaccine nên tiêm trước khi đi du lịch - Phần 2

Ở bài viết phần 1 chúng ta đã cùng tìm hiểu một số loại vaccine bạn nên tiêm trước khi đi du lịch. Mời bạn cùng tìm hiểu về các loại vaccine khác được khuyến nghị, đó là vaccine phòng sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản, tả và bệnh dại.

Bệnh sởi

Dịch sởi đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là bởi số người được tiêm vaccine sởi giảm xuống. Bệnh sởi có thể dễ dàng lây truyền thông qua việc ho và hắt hơi, và có thể lây từ người này sang người khác từ trước khi các vết ban đỏ xuất hiện. Trên toàn thế giới, sẽ có khoảng 20 triệu người bị sởi mỗi năm.

Nếu bạn chưa được tiêm vaccine sởi khi còn nhỏ hoặc chưa bị bệnh sởi bao giờ (bị sởi một lần sẽ đem lại cho bạn miễn dịch cả đời), thì bạn nên tiêm vaccine phòng sởi. Hiện nay, vaccine phòng sởi được phối hợp trong vaccine MMR (phòng bệnh sởi, quai bị, rubella) cần được tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 28 ngày.

Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn, là một dạng nặng của nhiễm salmonella, có thể lan truyền qua thực phẩm và nước bị nhiễm khuẩn, đôi khi còn có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với người bệnh. Phòng thương hàn có cả loại vaccine dạng tiêm và dạng uống. Khả năng bảo vệ của vaccine phòng thường hàn sẽ giảm dần theo thời gian.

Nguy cơ mắc thương hàn cao nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, châu Phi, Mỹ Latin và các khu vực khác tại châu Á cũng có nguy cơ có dịch thương hàn. Vaccine phòng thương hàn nên được tiêm cho người trưởng thành du lịch đến những khu vực có nguy cơ cao và ở lại đó ít nhất là 1 tháng, hoặc những người du lịch đến những vùng có chủng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc.

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản cũng là một bệnh có thể lây truyền thông qua vết cắn của muỗi. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến phù quanh não và thậm chí là tử vong. Loại muỗi lây truyền virus viêm não Nhật Bản thường phát triển mạnh ở vùng có khí hậu ấp áp và đây là dịch bệnh thường xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á hơn.

Việc tiêm vaccine phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn sẽ tới và việc bạn sẽ ở lại đó bao lâu. Những người đi du lịch tới các khu vực nông thôn ở châu Á trong thời gian dài được coi là những người có nguy cơ cao nhất và cần được tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản. Vaccine này cần được tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Mũi cuối cùng nên cách ngày khởi hành ít nhất 10 ngày.

Bệnh tả

Cũng giống như viêm gan A, bệnh tả có thể lây truyền thông qua nước và thức ăn nhiễm bẩn, và thường phổ biến ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém hoặc thiếu nước sạch. Bệnh tả có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất nước và tử vong.

Mới đây FDA đã chấp chận sử dụng vaccine Vaxchora, vaccine đầu tiên tại Mỹ có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tả gây ra bởi nhóm huyêt thanh 01, (nguyên nhân chính gây bệnh tả trên toàn thế giới) cho người trưởng thành 18-64 tuổi đi du lịch tới những vùng co dịch tả.

Tuy nhiên, dịch tả không phải là một vấn đề đáng lo ngại ở những khu vực du lịch, bởi đa số khách du lịch sẽ không đến những khu vực có điều kiện vệ sinh kém hoặc thiếu nước sạch để du lịch. Ngoại lệ duy nhất là những người đi làm công tác y tế, cứu trợ tại những khu vực này, cần được tiêm vaccine phòng tả.

Bệnh dại

Rất ít khách du lịch cần được tiêm vaccine phòng dại, mặc dù bệnh dại xuất hiện ở hầu như tất cả mọi quốc gia (ngoại trừ Antarctica). Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia trên thế giới, như Anh, Úc, New Zealand đã loại trừ được bệnh dại.

Ngoại trừ những quốc gia ở trên,  còn không, bạn du lịch đến bất cứ quốc gia nào cũng có nguy cơ bị bệnh dại như nhau, đặc biệt là tại những khu vực nông thôn hoặc dễ tiếp xúc với động vật. Du lịch thông thường sẽ không cần thiết phải tiêm vaccine phòng dại, trừ những người sẽ đi du lịch khám phá các hang động, hang đi bộ đường dài, hoặc lặn biển vào các hang động thì sẽ cần tiêm vaccine phòng dại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật và hiểu lầm về vaccine

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health/Vncdc
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm