Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về vaccine

Lịch sử của vaccine làm một con đường dài và đầy trắc trở. Trong nhiều thập kỷ, vaccine được ca ngợi là điều kỳ diệu của khoa học công nghệ hiện đại có thể cứu sống hàng ngàn người , thì ngày nay, vaccine lại trở thành đề tài tranh luận và nghi ngờ của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu các bằng chứng khoa học và khám phá những hiểu lầm thường gặp về vaccine nhé!

Sự thật và hiểu lầm về vaccine

Sự thật: Một số loại vaccine có chứa thủy ngân

Thimerosal, một loại chất bảo quản có chứa khoảng 50% thủy ngân, có thể giúp bảo vệ vaccine khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Thimerosal có thể tìm thấy trong đa số các loại vaccine phòng cúm, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Tuy nhiên, từ năm 2001, thimerosal đã không còn có mặt trong các loại vaccine thường được tiêm cho trẻ dưới 6 tuổi nữa. Và cả vaccine phòng cúm, cũng như một số loại vaccine khác dành cho người trưởng thành và trẻ lớn tuổi hơn cũng đã được sản xuất ở dạng không chứa thimerosal hoặc chỉ với một lượng rất rất nhỏ.

Hiểu lầm: Vaccine có thể gây tự kỷ

Một nghiên cứu nhỏ năm 1998 được tiến hành bởi tác giả Andrew Wakefield, đã khẳng định tìm ra mối liên hệ giữa vaccine MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) với chứng tự kỷ, dẫn đến một mối hoảng loạn trong cộng đồng và làm suy giảm tỷ lệ tiêm chủng một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngay sau đó, nghiên  cứu này đã được khẳng định là có thiếu sót và đã được thu hồi lại bởi chính tạp chí đã đăng thông tin về nghiên cứu. Năm 2004, Viện Y học Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo nói rằng không có bằng chứng khoa học nào cụ thể chỉ ra mối liên hệ giữa vaccine MMR và chứng tự kỷ. Vào tháng 9 năm 2010, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng công bố một kết quả tương tự.

Việc không cho trẻ tiêm vaccine sẽ khiến trẻ gặp phải nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và ảnh hưởng đến cả miến dịch toàn thể cộng đồng chứ không riêng gì đứa trẻ đó.

Sự thật: Vaccine có thể có một vài phản ứng phụ

Vaccine không phải là hoàn toàn không có nguy cơ, tuy nhiên mức độ các phản ứng sau tiêm vaccine sẽ đi từ nhẹ đến nặng và tần xuất xảy ra cũng khác nhau.

Phản ứng phụ thường gặp nhất là sưng, đau nhẹ tại chỗ tiêm và sốt nhẹ. Sốt có thể được điều trị hiệu quả bằng việc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen. Những phản ứng phụ ít gặp hơn là co giật, và những nguy cơ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng loại vaccine. Ví dụ, 1/14.000 trẻ sẽ bị co giật sau khi tiêm vaccine DTaP, nhưng tỷ lệ này là 1/3.000 trẻ tiêm vaccine MMR.

Một số trẻ cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải phản ứng phụ hơn những trẻ khác, chẳng hạn như trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh mãn tính. Trong những trường hợp này, việc tiêm vaccine cho trẻ cần hết sức thận trọng hoặc có thể bỏ qua việc tiêm vaccine, theo CDC.

Hiểu lầm: Nếu mọi người xung quanh đều đã được tiêm vaccine, thì bạn sẽ được an toàn

Không may là, điều này chỉ đúng NẾU mọi người xung quanh bạn đều đã được tiêm chủng và tạo nên miễn dịch cộng đồng bền vững. Và, thông thường, những gia đình không cho trẻ đi tiêm vaccine lại có xu hướng cho con mình học cùng một trường, chơi cùng một nhóm và sống trong cùng một cộng đồng với những trẻ khác. Do vậy, những bệnh truyền nhiễm (có thể phòng được bằng vaccine) lại càng trở nên dễ lây lan hơn.

Ngoài ra, không phải tất cả mọi người đều có thể tiêm được vaccine. Có một số nhỏ người không thể tiêm được vaccine, do tình trạng sức khỏe hoặc do giới hạn về tuổi tác. Do vậy, bạn vẫn có thể bị lây truyền một số bệnh như uốn ván, ho gà, bạch hầu và viêm gan.

Thêm vào đó, một số bệnh lây truyền thông qua đất, nước hoặc thực phẩm, chứ không lây truyền giữa người và người.

Hiểu lầm: Vaccine sẽ có hiệu quả bảo vệ 100%

Không có Vaccine nào đảm bảo được 100% rằng bạn sẽ không bị mắc bệnh. Nhưng tiêm vaccine sẽ rất có ích để làm giảm tình trạng bệnh nặng hoặc biến chứng.

Lấy ví dụ như việc tiêm vaccine phòng cúm. Bạn vẫn có thể sẽ bị cúm mặc dù đã tiêm vaccine rồi, nhưng bệnh cúm của bạn sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Một ví dụ điển hình khác là đối với vaccine phòng thủy đậu: ở mũi tiêm đầu tiên tạo ra khoảng 78 – 79% tác dụng miễn dịch. Sau khi tiêm liều khuyến cáo thứ hai, miễn dịch thu được đối với bệnh mức độ nhẹ là vào khoảng 90% và gần 100% đối với bệnh nặng. Nói cách khác, có khoảng 10% khả năng vaccin sẽ không phát huy được tác dụng đối với bệnh thủy đậu dạng nhẹ, nhưng gần như là không có ai khi được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị mắc bệnh nặng. 

Để có được hiệu quả bảo vệ tốt nhất, các chuyên gia y tế dựa chủ yếu vào miễn dịch cộng đồng: tức là, càng nhiều người được tiêm vaccine, thì hiệu quả bảo vệ với tất cả mọi người càng cao, bao gồm cả những người không thể tiêm vaccine do các lý do đặc biệt về tuổi, bệnh tật, sức khỏe hoặc tôn giáo.

Hiểu lầm: Tiêm vaccine quá nhiều sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch

Mỗi liều vaccine sẽ cho phép cơ thể tạo nên một đáp ứng miễn dịch và tạo ra các kháng thể (hàng rào bảo vệ cơ thể), do vậy, cơ thể có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng thực sự nếu bị mắc phải. Trẻ nhỏ được tiêm nhiều loại vaccine một lần nhằm mục đích cung cấp hiệu quả bảo vệ với càng nhiều bệnh và càng sớm càng tốt. Cả Ủy ban Khuyến cáo về Thực hành Chủng ngừa và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ đều khuyến nghị rằng vaccine có thể được tiêm cho trẻ cùng một lúc nếu thích hợp.

Hiểu lầm: Vaccine chỉ dành cho trẻ nhỏ

Có rất nhiều loại vaccine có thể giúp tất cả mọi người, bao gồm cả thanh thiếu niên và người trưởng thành, cả người già và người trẻ khỏe mạnh. Rõ ràng nhất là vaccine cúm, có thể được tiêm chủng hàng năm. Sinh viên đại học cũng nên tiêm vaccine viêm màng não do não mô cầu trước khi vào sống trong ký túc xá. Người cao tuổi nên tiêm phòng vaccine viêm phổi.

Người trưởng thành cũng cần tiêm nhắc lại vaccine uốn ván và ho gà. Trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ vaccine ho gà khi được 4 tuổi thì sẽ có nguy cơ cao hơn và có thể lây bệnh ho gà từ những người bị suy giảm miễn dịch.

Hiều lầm: Vaccine HPV chỉ dành cho nữ giới

Có 2 loại vaccine HPV: Cervarix cho nữ giới từ 10-25 tuổi và Gardasil cho nữ giới từ 9-26 tuổi. Nhưng Gardasil có thể được tiêm cho cả nam giới trong độ tuổi 9-26. Gardasil bảo vệ chống lại HPV typ 6 và 11, hai typ virus gây ra 90% số ca mụn cóc sinh dục.

Hiểu lầm: Phụ nữ mang thai không thể tiêm vaccine

Thật ra, điều này chỉ đúng một phần. Theo Viện Bác sỹ gia đình Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêm vaccine thủy đậu hoặc vaccine MMR ( phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella). Nhưng các loại vaccine bất hoạt khác thì an toàn với phụ nữ mang thai, thậm chí là cần phải tiêm đầy đủ.

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy yếu, do vậy, họ sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ không tiêm vaccine phòng cúm. Theo thống kê của CDC gần đây nhất, chỉ có 11% số phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng cúm. Vaccine phòng cúm có thể kích hoạt việc sản xuất kháng thể của người mẹ, và bảo vệ em bé trong vòng 6 tháng đầu đời.

Sự thật: Miễn dịch tự nhiên tốt hơn

Nhiều chuyên gia cho rằng, miễn dịch hình thành khi bị bệnh (miễn dịch tự nhiên) thường sẽ kéo dài hơn là miễn dịch hình thành khi tiêm vaccine.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn không tiêm vaccine cho trẻ và để trẻ bị bệnh rồi để miễn dịch tự nhiên hình thành. Vì khi trẻ đã mắc bệnh, rất khó để kiểm soát nguy cơ mắc các biến chứng. Thủy đậu có thể dẫn đến viêm não, viêm phổi hoặc nếu trẻ gãi quá nhiều có thể dẫn đến viêm da. Bệnh bại liệt có thể gây liệt vĩnh viễn. Khi đó, mắc dù trẻ đã có miễn dịch tự nhiên nhưng những biến chứng gây ra lại quá nặng nề và kéo dài.  Những biến chứng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn trì hoãn việc tiêm chủng bởi đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng tiêm chủng đủ liều sẽ hạn chế hầu hết tình trạng bệnh nặng và biến chứng.

Hiểu lầm: Với những bệnh đã được thanh toán thì không cần phải tiêm vaccine nữa

Một loại bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới (theo WHO) là bệnh đậu mùa. Các bệnh còn lại đều chưa được thanh toán hoàn toàn.

Thậm chí, ngày nay nhiều dịch bệnh còn bùng nổ trở lại như sởi, quai bị, ho gà. Vaccine có thể bảo vệ bạn nếu bạn đang ở gần những người chưa được tiêm vaccine. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO, chỉ có ít hơn 95% số người ở nhiều vùng tại Tây Âu được tiêm vaccine, và đó cũng là nơi xảy ra 82% số ca bệnh sởi vào năm 2009.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin hoạt động thế nào?

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm