Bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh zona hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu bạn mắc bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh zona. Cùng tìm hiểu vaccine bệnh zona hoạt động như thế nào tại bài viết dưới đây.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Xuất hiện các khối u, cục vùng nách là điều có thể xảy ra ở mọi giới tính, với rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nhiễm trùng, kích ứng da hay các bệnh mạn tính. Các khối u vùng nách xuất hiện với đa dạng kích thước, từ bé bằng hạt đậu đến kích thước lớn như quả bóng gôn. Tình trạng này thường tự xuất hiện và biến mất sau một khoảng thời gian, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, chúng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.
Tiêm phòng vaccine cúm là một trong những biện pháp hữu hiệu trong phòng bệnh cúm đối với tất cả mọi người. Mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy thêm khả năng giảm nguy cơ đột quỵ ở những người tiêm vaccine cúm, và điều này càng nâng tầm lợi ích của việc tiêm vaccine này ngày nay.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus gây ra, lây từ động vật sang người – với các triệu chứng tương tự như những triệu chứng đã thấy ở bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa trong lịch sử, mặc dù mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng là ít hơn. Căn bệnh này mới đây nổi lên và trở thành vấn đề sức khỏe khẩn cấp toàn cầu. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở miền trung và tây châu Phi, thường gần các khu rừng mưa nhiệt đới, và hiện đang xuất hiện nhiều hơn ở các khu vực đô thị. Vật chủ động vật bao gồm một loạt các loài gặm nhấm và linh trưởng – không phải con người.
Đại dịch COVID-19 đã kéo dài vài năm, tuy nhiễn việc lây nhiễm và tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn còn là câu hỏi với nhiều người.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới xuất hiện như BA.4, BA.5. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ cá nhân và cộng đồng là tiêm phòng vaccine COVID-19, trong đó cần đặc biệt lưu ý tiêm mũi nhắc lại (mũi 3) và mũi tăng cường (mũi 4) trong diện chỉ định tiêm.
Các nghiên cứu cho thấy vaccine COVID-19 làm giảm 34% nguy cơ tử vong và 15% các triệu chứng hậu COVID so với những người không được tiêm phòng. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng vaccine đã có hiệu quả đáng kể trong việc chống lại một số triệu chứng hậu COVID tồi tệ nhất, bao gồm cả các rối loạn về phổi và đông máu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các trường hợp nhiễm COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng kéo dài, nghiêm trọng ngay cả ở những người đã được tiêm chủng.
Khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc vaccine, tế bào lympho B sẽ phản ứng đầu tiên, phân chia nhanh chóng và biệt hóa thành các tế bào plasma tạo ra các protein gọi là kháng thể. Cơ thể con người không thể thúc đẩy phản ứng kháng thế mãi mãi, hàm lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian.
Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã thống nhất việc tiêm mũi 4 vaccine Covid-19 cho 3 nhóm đối tượng, giúp tăng cường miễn dịch phòng bệnh.
Ngày 29/3/2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép tiến hành tiêm liều tăng cường thứ 2 của vaccine COVID-19 do hãng dược Pfizer-BioNTech hoặc Moderna sản xuất trên đối tượng người cao tuổi và một số người bị suy giảm miễn dịch. Các bằng chứng khoa học nhìn chung ủng hộ việc tiêm mũi tiêm tăng cường thứ 4, khi mà khả năng bảo vệ của các mũi tiêm trước đây giảm dần theo thời gian.
Những người tiêm vaccine Sinovac-CoronaVac có nguy cơ gặp phải các triệu chứng COVID-19 mức độ nghiêm trọng cao gấp 5 lần so với những người tiêm vaccine Pfizer-BioNTech. Ngoài ra, những người tiêm vaccine này cũng có khả năng bị nhiễm COVID-19 cao gấp 2 lần so với người tiêm vaccine Pfizer, và cao gấp gần 6 lần so với những người tiêm vaccine Moderna. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới tại Singapore, được công bố vào ngày thứ 3 (12/04/2022).