Các nghiên cứu cho thấy vaccine COVID-19 làm giảm 34% nguy cơ tử vong và 15% các triệu chứng hậu COVID so với những người không được tiêm phòng. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng vaccine đã có hiệu quả đáng kể trong việc chống lại một số triệu chứng hậu COVID tồi tệ nhất, bao gồm cả các rối loạn về phổi và đông máu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các trường hợp nhiễm COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng kéo dài, nghiêm trọng ngay cả ở những người đã được tiêm chủng.
Khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc vaccine, tế bào lympho B sẽ phản ứng đầu tiên, phân chia nhanh chóng và biệt hóa thành các tế bào plasma tạo ra các protein gọi là kháng thể. Cơ thể con người không thể thúc đẩy phản ứng kháng thế mãi mãi, hàm lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian.
Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế đã thống nhất việc tiêm mũi 4 vaccine Covid-19 cho 3 nhóm đối tượng, giúp tăng cường miễn dịch phòng bệnh.
Ngày 29/3/2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép tiến hành tiêm liều tăng cường thứ 2 của vaccine COVID-19 do hãng dược Pfizer-BioNTech hoặc Moderna sản xuất trên đối tượng người cao tuổi và một số người bị suy giảm miễn dịch. Các bằng chứng khoa học nhìn chung ủng hộ việc tiêm mũi tiêm tăng cường thứ 4, khi mà khả năng bảo vệ của các mũi tiêm trước đây giảm dần theo thời gian.
Những người tiêm vaccine Sinovac-CoronaVac có nguy cơ gặp phải các triệu chứng COVID-19 mức độ nghiêm trọng cao gấp 5 lần so với những người tiêm vaccine Pfizer-BioNTech. Ngoài ra, những người tiêm vaccine này cũng có khả năng bị nhiễm COVID-19 cao gấp 2 lần so với người tiêm vaccine Pfizer, và cao gấp gần 6 lần so với những người tiêm vaccine Moderna. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới tại Singapore, được công bố vào ngày thứ 3 (12/04/2022).
Paxlovid là thuốc mới nhất trong điều trị COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) vào tháng 12/2021. Thuốc có thể sử dụng cho bất kỳ đối tượng nào từ 12 tuổi trở lên nặng ít nhất từ 40kg trở lên. Gần đây, hãng dược phẩm Pfizer cũng đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm thuốc này Giai đoạn 2 và 3 trên trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi.
Mới đây, dữ liệu từ VAERS (Hệ thống báo cáo các tác dụng phụ của vaccine tại Hoa Kỳ) được công bố hôm vào hôm thứ Sáu (15/04/2022) bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã báo cáo có tổng cộng 1.226.314 trường hợp gặp phải các tác dụng phụ ở tất cả các nhóm tuổi sau khi tiêm vaccine COVID-19, bao gồm cả 26.976 trường hợp tử vong và 219.865 gặp phải các tổn thương nghiêm trọng, tính từ ngày 14/12/2020 đến ngày 8/4/2022.
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của cha mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 5-11 tuổi trước việc tiêm chủng vaccine COVID-19. Các giải đáp sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng và đưa ra những quyết định phù hợp và tốt nhất cho trẻ.
Hậu COVID-19 là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt hiện nay, khi mà các trường hợp mắc bệnh và khỏi bệnh trở nên phổ biến. Hậu COVID-19 không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ, và một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ có con trẻ mắc COVID-19 đặc biệt quan tâm là hội chứng MIS-C. Vậy hội chứng này là như thế nào? Chúng có nguy hiểm hay không và các bậc cha mẹ cần lưu ý điều gì?
Số liệu được công bố bởi WHO, CDC và Bộ Y Tế tính đến hết ngày 13/3/2022.
Các nhà nghiên cứu tại Israel đã báo cáo kết quả nghiên cứu mới cho thấy những người đã hồi phục sau mắc COVID-19 và được tiêm ít nhất một liều vaccine cho khả năng tăng cường bảo vệ chống lại sự tái nhiễm cao hơn so với người không tiêm.
Mặc dù khả năng bảo vệ từ mũi tiêm vaccine thứ 3 sẽ suy yếu sau khoảng 4 tháng, nhưng các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn rằng mũi tiêm thứ 4 có cần thiết hay không.