Nghiên cứu tại Singapore
Được công bố vào thứ ba (12/04/2022), nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Singapore đã xem xét sự khác biệt về hiệu quả của vaccine COVID-19. 2 nhóm vaccine được đánh giá là nhóm vaccine bản chất mRNA (chẳng hạn vaccine Pfizer-BioNTech, Moderna…) và nhóm vaccine COVID-19 dạng bất hoạt virus (Sinovac-CoronaVac, Sinopharm…). Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 07 tuần, từ ngày 1 tháng 10 năm 2021 đến ngày 21 tháng 11 năm 2021 và đánh giá trên gần 3 triệu người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đã được tiêm đầy đủ hai liều vaccine COVID-19.
Một số kết quả nghiên cứu đáng lưu ý bao gồm:
Cũng theo các tác giả nghiên cứu, nguy cơ mắc COVID-19 mức độ nghiêm trọng tăng gấp 05 lần đối với những người tiêm vaccine dạng bất hoạt (vaccine Sinovac) nếu so sánh với vaccine dạng mRNA (vaccine Pfizer). Hiện tại, có khoảng 2% dân số Singapore tiêm vaccine Sinovac. Tính trên tổng dân số, Singapore đã tiêm đủ 2 mũi cho 96% dân số, và có 72% dân số đã được tiêm mũi nhắc lại.
Hiệu quả thấp hơn không có nghĩa là vaccine không tốt
Theo các tác giả nghiên cứu, dù cung cấp một mức độ bảo vệ thấp hơn, nhưng cả vaccine dạng bất hoạt và vaccine mRNA đều mang đến khả năng bảo vệ đầy đủ trong việc chống lại các triệu chứng COVID-19 mức độ nghiêm trọng. Việc tiêm chủng đầy đủ vẫn được coi là một chiến lược quan trọng chống lại đại dịch, bên cạnh các biện pháp hữu hiệu khác.
Tại Việt Nam, ngày 1/3 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký Quyết định số 457/QĐ-BYT sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Văn bản 2908 trước đó được ký ngày 12/6/2021.
Theo Quyết định 457 có hiệu lực từ1/3/2022, vaccine được phê duyệt có tên Comirnaty (Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine). Trước đó, Chính phủ đồng ý mua gần 22 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi.
Trong công điện ngày 23/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Tham khảo thêm thông tin tại: Khi nào sẽ cần tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 4?
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.