Virus metapneumovirus ở người (hMPV) là một loại virus thường gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường. Virus hMPV thường gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhưng đôi khi có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, các cơn hen suyễn hoặc làm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trở nên trầm trọng hơn.
Sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp do virus hMPV tại Trung Quốc đã gây ra những nỗi sợ đáng kể trong cộng đồng, với rất nhiều thông tin được lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Rõ ràng sau đại dịch COVID-19, ám ảnh về một căn bệnh tương tự đã trở thành một vết sẹo đối với nhiều người, đặc biệt khi “nguồn gốc” của căn bệnh lại bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng không nên lo lắng quá mức về tình trạng hiện tại, khi các trường hợp nhiễm virus hMPV nằm trong chu kỳ hoạt động của các virus đường hô hấp khi vào mùa.
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Việc đeo và chăm sóc khẩu trang đúng cách sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của loại virus, vi khuẩn trong không khí. Tất nhiên, giá trị bảo vệ của khẩu trang một phần phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng. Nếu bạn chưa được tiêm chủng và liều lĩnh trong việc đeo khẩu trang hoặc vụng về khi xử lý hoặc tháo khẩu trang, bạn có thể khiến bản thân và những người khác gặp nguy hiểm.
Cùng tìm hiểu thông tin về biến thể COVID XBB.1.16 trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Các vấn đề sức khỏe lâu dài sau khi mắc COVID-19 ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đại dịch đã được kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một vấn đề đáng lo ngại là sự gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type-1 ở nhóm đối tượng trẻ tuổi sau hồi phục COVID-19.
Sốt xuất huyết dengue được truyền sang người qua vết cắn của một số loài muỗi Aedes (muỗi vằn) nhất định. Những con muỗi này chủ yếu sinh sống ở những nơi cận nhiệt đới và nhiệt đới trên toàn thế giới, bao gồm cả một số vùng nóng ẩm của Hoa Kỳ.
Nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã cho thấy: nhiễm COVID-19 gây nên các tình trạng thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Bên cạnh đó, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ phát triển các tổn thương dai dẳng dẫn đến chảy máu não, cũng như các tình trạng thần kinh không thể phục hồi.
Số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Journal of the American College of Cardiology, độ nhớt của máu có thể liên quan tới nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm COVID-19 với các vấn đề về não, chẳng hạn như "sương mù não" và các vấn đề thần kinh. Trong một nghiên cứu tử thi rất nhỏ, các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện ra rằng các kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng với nhiễm COVID-19 có thể gây tổn thương các mạch máu trong não, gây ra các triệu chứng thần kinh.
Đại dịch COVID-19 đã kéo dài vài năm, tuy nhiễn việc lây nhiễm và tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn còn là câu hỏi với nhiều người.