Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mắc COVID-19 gây thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não

Nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã cho thấy: nhiễm COVID-19 gây nên các tình trạng thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược và đẩy nhanh quá trình lão hóa não. Bên cạnh đó, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ phát triển các tổn thương dai dẳng dẫn đến chảy máu não, cũng như các tình trạng thần kinh không thể phục hồi.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phương pháp Houston (Hoa Kỳ) mới đây đã công bố nghiên cứu "SARS-CoV-2 và hệ thần kinh trung ương: những hiểu biết mới về hậu quả thần kinh liên quan đến xuất huyết và những cân nhắc điều trị". Nghiên cứu cũng được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa, cho thấy những ảnh hưởng của COVID-19 có thể kéo dài sau thời điểm lây nhiễm nhiều đến mức nào.

COVID-19 có thể gây ra bệnh thoái hóa thần kinh

Theo kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng việc nhiễm COVID-19 có thể gây xâm lấn và lây nhiễm vào não bộ, bên cạnh nhiều cơ quan khác của cơ thể. Tình trạng này sẽ gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh lâu dài và không thể phục hồi được, đặc biệt là trong các quần thể dân số già và có các bệnh đi kèm.

Các nghiên cứu hình ảnh não trên bệnh nhân mắc COVID-19 cho thấy các tổn thương do vi xuất huyết hình thành ở các vùng não sâu, chịu trách nhiệm về các chức năng nhận thức và trí nhớ. Từ những phát hiện trước đây, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các kết quả bệnh lý thần kinh mạn tính có thể có ở những người cao tuổi và dễ bị tổn thương.

Vi xuất huyết trong não được coi là dấu hiệu bệnh lý thần kinh thường thấy ở những người bị căng thẳng mạn tính, với các triệu chứng trầm cảm, tiểu đường và các rối loạn liên quan đến tuổi tác.

Hơn nữa, các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiễm COVID-19 đối với hệ thần kinh trung ương còn cho thấy có 20% đến 30% bệnh nhân báo cáo một tình trạng tâm lý kéo dài được gọi là "sương mù não". Đây là một tình trạng trong đó các đối tượng mắc phải có thể bị mất trí nhớ, khó tập trung, hay quên, khó khăn trong việc lựa chọn ngôn từ phù hợp, mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành một nhiệm vụ và có thể gặp phải tình trạng suy nghĩ mất phương hướng.

 

COVID-19 làm tăng tốc độ lão hóa não

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng vi xuất huyết do nhiễm COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tổn thương DNA trong các tế bào não dẫn đến sự lão hóa tế bào thần kinh hoặc lão hóa của các tế bào não, đồng thời tác động kích hoạt các cơ chế chết tế bào liên quan đến vi cấu trúc - mạch máu não. Cũng theo một báo cáo tương tự, các vấn đề này đều tương đồng với một bộ não bị lão hóa (với cùng các dấu hiệu của các tình trạng thoái hóa thần kinh) do các bệnh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và có thể làm trầm trọng thêm chứng mất trí nhớ giai đoạn tiến triển, gây ra thiếu hụt nhận thức và vận động.

Bên cạnh hai rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến, nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu các rối loạn tim mạch do chảy máu trong và đông máu từ các tổn thương do nhiễm COVID-19 gây ra. Những rối loạn tim mạch này đóng một vai trò lớn trong các tổn thương não ở các bộ phận của não chịu trách nhiệm hệ hô hấp sau khi bị nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng quá trình lão hóa tế bào đang được đẩy nhanh ở các bệnh nhân mắc COVID-19 do căng thẳng làm xáo trộn các chức năng sinh học bình thường của bản thân người bệnh. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện các tình trạng thoái hóa thần kinh do COVID-19 gây ra.

Nhiễm COVID-19 và sự thay đổi của não bộ

Một số nghiên cứu trước đây đã khám phá sự mất chất xám trong não sau khi nhiễm COVID-19. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature cho thấy COVID-19 gây tổn thương não cũng có thể thấy ở cả những trường hợp mắc bệnh nhẹ.

Theo Tạp chí Smithsonian, hình ảnh MRI não bộ của những người từng nhiễm bệnh trước đó được so sánh với những người không bị nhiễm bệnh ở độ tuổi tương tự. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số bộ phận não bị thu nhỏ và tổn thương mô ở các vùng não chịu trách nhiệm cho khứu giác. Trong khi đó, những người mắc bệnh nhóm lớn tuổi đa phần phải chịu ảnh hưởng của nhiều suy giảm liên quan đến não bộ hơn.

Theo Giám đốc Trung tâm nhiễm trùng thần kinh và thần kinh học toàn cầu - Trường Đại học Y Yale cho biết, những phát hiện này đã chứng minh rằng có điều gì đó thay đổi trong não của những người bị nhiễm COVID-19. Điều này càng khẳng định thêm những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của COVID-19, không chỉ trên một số cơ quan nhất định trong một thời gian nhất định, đồng thời cần có những biện pháp can thiệp để ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian rất lâu sau đó.

Tham khảo thêm thông tin tại: COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Sciencetimes) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm