Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu COVID-19 vẫn là một mối lo, ngay cả với những người đã được tiêm phòng đầy đủ

Các nghiên cứu cho thấy vaccine COVID-19 làm giảm 34% nguy cơ tử vong và 15% các triệu chứng hậu COVID so với những người không được tiêm phòng. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng vaccine đã có hiệu quả đáng kể trong việc chống lại một số triệu chứng hậu COVID tồi tệ nhất, bao gồm cả các rối loạn về phổi và đông máu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các trường hợp nhiễm COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng kéo dài, nghiêm trọng ngay cả ở những người đã được tiêm chủng.

Hội chứng hậu COVID là một loạt các vấn đề sức khỏe mới xuất hiện, tái phát hoặc kéo dài mà mọi người gặp phải sau khi bị nhiễm virus gây ra COVID-19. Hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ khỏi bệnh dần trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi bị lây nhiễm, vì vậy ít nhất bốn tuần sau khi bị nhiễm là thời điểm bắt đầu xuất hiện hội chứng hậu COVID. Bất kỳ ai đã nhiễm COVID-19 đều có thể gặp phải hội chứng hậu COVID. Hầu hết những người mắc hội chứng hậu COVID đều gặp phải các triệu chứng sau vài ngày bị lây nhiễm SARS CoV-2 khi họ biết mình bị nhiễm COVID-19, nhưng có một số người mắc hội chứng hậu COVID không nhận thấy triệu chứng nào trong lần đầu họ bị lây nhiễm.

Các triệu chứng hậu COVID

Hậu COVID có thể gây ra các triệu chứng dai dẳng bao gồm mất khứu giác, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và sương mù não, ngoài các rối loạn về tim, thận và phổi. Các triệu chứng này xuất hiện hoặc tiếp tục ít nhất một tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Theo các chuyên gia, tiêm vaccine vẫn cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Nhưng vaccine dường như chỉ cung cấp khả năng bảo vệ khiêm tốn chống lại các triệu chứng hậu COVID. Những người gặp phải hội chứng hậu COVID có thể có một loạt các triệu chứng kéo dài trong vòng hơn bốn tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bị lây nhiễm. Đôi khi các triệu chứng có thể biến mất hoặc tái phát trở lại.

Triệu chứng chung

  • Mệt mỏi hay chóng mặt, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
  • Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
  • Sốt

Các triệu chứng về hô hấp và tim

  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Ho
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)

Các triệu chứng về thần kinh

  • Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "sương mù não")
  • Đau đầu
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
  • Cảm giác tê râm ran
  • Thay đổi về vị giác và khứu giác
  • Trầm cảm hoặc lo lắng

Các triệu chứng về tiêu hóa

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng

Các triệu chứng khác

  • Đau cơ hay khớp
  • Phát ban
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng hậu COVID là bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh. Đối với những người đủ điều kiện, việc tiêm vaccine đầy đủ, đúng hạn theo khuyến nghị có thể giúp phòng ngừa COVID-19 và bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đã tiêm chủng nhưng bị lây nhiễm  có nguy cơ mắc hội chứng hậu COVID ít hơn so với những người không tiêm chủng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu COVID: triệu chứng và phục hồi

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm