Bổ sung vitamin D giúp tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch trong cơ thể.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tác dụng của vitamin D trong điều trị COVID-19, nhưng bổ sung vitamin D sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nồng độ vitamin D thấp làm tăng khả năng nhiễm bệnh và dễ mắc các rối loạn liên quan đến miễn dịch. Ví dụ, nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bao gồm bệnh lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus và vi khuẩn khác. Bổ sung vitamin D cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi, những người có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về đường hô hấp như COVID-19.
Nồng độ vitamin D thấp làm tăng đáng kể nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
"Nồng độ vitamin D thấp có liên quan tới sự gia tăng các cytokine gây viêm và tăng đáng kể nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Thiếu hụt vitamin D có liên quan tới sự gia tăng các huyết khối, điều thường thấy ở bệnh nhân COVID-19". Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết, tình trạng thiếu vitamin D xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân béo phì và đái tháo đường.
Theo Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), trong một nghiên cứu về bệnh cúm theo mùa và đại dịch do vi rút H1N1 gây ra vào năm 2009, các nhà khoa học thấy rằng việc bổ sung vitamin D làm giảm tỷ lệ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính từ 12% đến 75%.
Một nghiên cứu khác khác phát hiện ra rằng lượng vitamin D cao có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng. Nghiên cứu bao gồm hơn 3.000 người có lượng vitamin D được kiểm tra trong vòng 14 ngày trước khi họ làm xét nghiệm COVID-19. Những người da màu có vừa đủ vitamin D trong máu có khả năng cho kết quả dương tính cao hơn hai lần so với những người có mức vitamin D cao hơn.
Theo như những gợi ý của chuyên gia thì bạn có thể bổ sung thêm vitamin D từ nhiều nguồn khác nhau ngay từ bây giờ để phòng tránh COVID-19, giảm nguy cơ tăng nặng khi nhiễm bệnh. Bạn nên để da tiếp xúc với ánh nắng vài phút mỗi ngày. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Thực phẩm như cá béo như cá hồi, dầu gan cá, nấm, sữa bò, sữa đậu nành và trứng rất giàu vitamin D.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin D hiệu quả, chọn vitamin D3 hay vitamin D2?
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.