Sang chấn tâm lý hậu COVID
Những con số hiện hữu từ số người mắc, số ca nặng, tử vong do COVID-19, tình trạng mất việc làm, sa sút kinh tế… đến những thứ vô hình - hậu quả gián tiếp của đại dịch không thể thống kê hết được như stress, sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, các rối loạn tâm thần…
Sang chấn tâm lý là những hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng hay mang tính chất đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất, để lại những hậu quả lâu dài về các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội hay tinh thần.
Đại dịch COVID-19 chính là một sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với nhiều người. Đó là tình trạng: Chứng kiến sự ra đi đột ngột của người thân, của người bệnh cùng phòng, sự ra đi của nhiều người trong một gia đình... Khi ra viện bệnh nhân COVID-19 sẽ có những di chứng về tâm lý khó hồi phục hoàn toàn.
Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra sang chấn tâm lý cho nhiều người.
Tình trạng phong tỏa kéo dài, người dân phải cách ly, chỉ ở trong nhà, ít giao tiếp với bên ngoài, dẫn đến tình trạng bị cô lập về xã hội, căn nguyên dẫn tới trầm cảm, lo âu.
Nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm…
Học sinh học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính kéo dài, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội… dễ dẫn đến tình trạng nghiện game, nghiện điện tử.
Đó là vòng xoắn bệnh lý. Sang chấn tâm lý gây ra nhiều hậu quả về mặt cơ thể và tinh thần.
Một số biện pháp khắc phục sang chấn tâm lý hậu COVID
Cần có các chương trình dự án xã hội tuyên truyền tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe giúp người bệnh vượt qua được trở ngại tâm lý của bản thân cũng như ứng phó với nguy cơ sức khỏe tinh thần khi biến động…
Đại dịch COVID-19 là yếu tố thuận lợi khiến các triệu chứng bệnh ở người có tiền sử mắc bệnh lo âu tăng nặng. Do đó, cần kết hợp cả hai liệu pháp là liệu pháp tâm lý nâng đỡ, nhận thức hành vi và liệu pháp hóa dược, kê các loại thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc kết hợp này là phác đồ điều trị khả thi để đưa bệnh nhân trở lại bình thường.
Khi phát hiện người thân có biểu hiện khó ngủ, gặp ác mộng, mệt mỏi, lo âu..., gia đình cần đưa đi khám bệnh ngay để sớm được điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và can thiệp bằng các biện pháp tâm lý, tránh để rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần…
Đối với trẻ em bị sang chấn tâm lý, hiện tai Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã triển khai mạng lưới dịch vụ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19. Trong đó, mở rộng dịch vụ tư vấn của Tổng đài 111, tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn trực tuyến để cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ, chăm sóc trẻ trong dịch bệnh. Cục cũng kết nối với các sở lao động - thương binh và xã hội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hình thành mạng lưới hỗ trợ tâm lý cho trẻ em.
Chúng ta cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống tập luyện thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần, lạc quan vui vẻ, thích ứng với mọi thay đổi…
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Một số rối loạn tâm thần hậu COVID hay gặp.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.