Các giai đoạn của sự đau buồn và tang thương là phổ quát và được cảm nghiệm bởi mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội, qua nhiều nền văn hóa. Đau buồn xảy ra để đáp ứng với căn bệnh nghiêm trọng của bản thân, với sự tan vỡ của một mối quan hệ gần gũi, hoặc với cái chết của một sinh thể yêu quý, cho dù là con người hay động vật. "5 giai đoạn của nỗi buồn" là một lý thuyết được phát triển bởi các bác sĩ tâm thần. Các bác sĩ đã đưa ra mô hình này khi quan sát những bệnh nhân. Sau này lý thuyết đã mở rộng đến những dạng mất mát cá nhân khác như cái chết của người mình yêu thương, mất việc làm, chấm dứt quan hệ hoặc ly dị, chẩn đoán vô sinh…
1. Chối bỏ
Đây là giai đoạn đầu tiên khi bạn nhận biết nỗi buồn bệnh tật, mất mát hay sự ra đi của người thân... Sự chối bỏ giúp bạn giảm thiểu nỗi đau mất mát quá lớn. Khi bạn tiếp nhận thực tế về sự mất mát của mình, bạn cũng đang cố gắng vượt qua nỗi đau tinh thần. Rất khó khăn để tin rằng mình đã mất đi một người quan trọng trong cuộc đời, đặc biệt là khi ta có thể vừa nói chuyện với người này vào tuần trước hoặc thậm chí là ngày hôm trước. Đó là một cơ chế bảo vệ để giảm nhẹ tình trạng sốc đột ngột về sự mất mát. Bạn ngăn chặn những lời nói và che giấu sự thật. Đây là phản ứng tạm thời mà đưa bạn qua làn sóng đau khổ đầu tiên. Khi mới bắt đầu, bạn có thể phủ nhận toàn bộ sự thật hoặc chỉ một phần của thực tế. Tự nhủ với bản thân rằng điều này không thực sự xảy ra, rằng đó là “tất cả trong đầu bạn” hoặc “không tệ đến mức đó” là cách để tâm trí và cơ thể bạn tự bảo vệ mình khỏi cảm xúc đau buồn. Bạn cũng có thể hạ thấp mức độ nghiêm trọng của tình huống như một cách để đối phó bằng cách:
Bạn có thể mất một khoảng thời gian để chấp nhận thực tế mới này. Bạn sẽ luôn nghĩ về những kỉ niệm gắn bó cùng với người đã mất đó và ta tự hỏi làm thế nào để tiếp tục sống mà không có người này. Từ chối là nỗ lực giả vờ tin rằng sự mất mát không tồn tại, đó là sự nhìn nhận và trốn tránh thực tại đau lòng. Tuy nhiên bạn có thể tìm cách để vượt qua nó, như bắt đầu viết nhật ký về cảm xúc, sắp xếp một khoảng thời gian đển phân tán cảm xúc như đọc sách hay chạy marathon. Đây là những cách tuyệt vời để bạn có không gian xử lý tất cả những thay đổi mới trong cuộc sống của mình cho đến khi bạn không cảm thấy quá áp lực.
2. Giận dữ
Một cảm xúc mạnh mẽ khác mà bạn có thể trải qua là tức giận - với bản thân, với bác sĩ, với thế giới. Khi sự chối bỏ bắt đầu giảm đi, thực tế và nỗi đau lại nổi lên. Bạn chưa sẵn sàng. Những cảm xúc mãnh liệt bên trong cơ thể trào dâng, chuyển hướng và thể hiện bằng giận dữ. Cảm giác tức giận sau khi mất mát là điều bình thường. Đôi khi, bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đả kích người khác khi bạn đang đau buồn. Điều này có thể mang lại nhiều hận thù và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Hãy dành một chút thời gian để cảm nhận những cảm xúc trong bạn. Khi bạn cảm thấy bạn đã sẵn sàng để trút bỏ cơn tức giận, có nhiều cách để giúp bạn xử lý những cảm xúc mạnh mẽ này, chẳng hạn như liệu pháp nghệ thuật, nói chuyện với bạn bè và thực hành chánh niệm.
3. Suy nhược
Đau buồn và trầm cảm thường song hành với nhau. Ở những người bị trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác cũng thường có những triệu chứng giống nhau. Trầm cảm có thể làm cho cơn đau mãn tính trở nên tồi tệ hơn như đau đầu, đau toàn thân và dạ dày. Làm thế nào để bạn biết khi nào các triệu chứng của bạn là do trầm cảm hay do một vấn đề khác? Trước tiên, hãy lưu ý các triệu chứng của bạn xuất phát từ đâu - cho dù đó là sức khỏe thể chất, tình cảm, tinh thần hay hành vi. Sự không tin tưởng vào các triệu chứng và cơ thể của mình chỉ khiến quá trình đau buồn trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù đây là một giai đoạn đau buồn rất tự nhiên, nhưng nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm sau khi mất người thân là rất cao.
4. Thương lượng
Khi đối diện với mất mát, bạn cảm thấy tuyệt vọng đến mức sẵn sàng làm mọi thứ để xoa dịu hoặc giảm thiểu nỗi đau. Mất đi một người thân yêu có thể khiến chúng ta phải cân nhắc bất kỳ cách nào có thể tránh được nỗi đau hiện tại. Các phản ứng bình thường để cảm xúc bất lực và dễ bị tổn thương thường là một nhu cầu để lấy lại kiểm soát: Nếu mình đã đi khám bệnh sớm hơn... Nếu mình đi khám một bác sĩ khác... Nếu mình đã cư xử tốt hơn… Khi thương lượng diễn ra, chúng ta thường có yêu cầu cao có thể tạo ra đến một kết quả trái hiện tại. Nhưng rồi ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho hiện tại cả dù đau đớn và hối tiếc rất nhiều
5. Chấp nhận
Giai đoạn cuối cùng của đau buồn thường là chấp nhận. Chấp nhận thực tế, chấp nhận nỗi đau. Nghiên cứu cho thấy rằng đối mặt với đau buồn thực sự có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau thể chất và cảm xúc của bạn. Bằng cách chấp nhận nó, bạn thừa nhận rằng nó ở đó mà không phán xét. Sau đó, bạn có thể tiếp tục các chiến lược đối phó và các phương pháp điều trị khác nhau để giải quyết sự đau buồn. Tuy nhiên, cần lưu ý là sự chấp nhận không có nghĩa là bạn phải vui vẻ hay hài lòng với mọi thứ đang xảy ra với cơ thể và sức khỏe của mình. Chấp nhận không có nghĩa là hài lòng. Bạn vẫn có thể cảm thấy tức giận, chán nản và choáng ngợp trước tình huống của mình - nhưng điều này không sao cả. Sự thật là bạn không kiểm soát được toàn bộ cơ thể của mình, điều này thật đáng sợ. Bạn không thể mong muốn cơn đau hoặc bệnh tật giống như thổi vào cành bồ công anh - cho dù bạn cố gắng thế nào. Nhưng bạn có thể học cách tin tưởng vào chu kỳ đau buồn và biết rằng những cảm giác mất mát này chỉ là tạm thời. Những cảm giác và trải nghiệm này có thể khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương, nhưng qua điều này, bạn tìm thấy sức mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những giai đoạn cảm xúc khi mắc ung thư vú
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.