Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi khám hiếm muộn- làm sao để trút bỏ gánh nặng tâm lý?

Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì chẳng hiểu tại sao khi mình mong con và tìm kiếm sự giúp đỡ - một nguyện vọng rất chính đáng và đáng thông cảm vậy, bạn lại mang nặng một cảm giác “có lỗi”. Ờ thì đúng là lỗi, mà lỗi “tại định mệnh” khiến cho vợ chồng bạn chờ hoài không thấy con, chứ bạn nào có lỗi gì đâu.

Vậy thì, trước hết, bạn cần xác định, khi đi khám hiếm muộn, cũng “bình thường thôi”. Trút bỏ được cái gánh nặng tâm lý, bạn sẽ giảm được phần nào những lo âu không đáng có, hành trình đi tìm hạnh phúc của bạn nó cũng nhẹ nhàng hơn.

Khi nào thì đi khám hiếm muộn?

Khi hai vợ chồng quan hệ thường xuyên (2-3 lần/tuần), không áp dụng các biện pháp ngừa thai nào, sau 1 năm mà vẫn chưa có thai, thì nên đi khám. 
Nếu người vợ trên 35 tuổi, thời gian chờ rút ngắn lại là 6 tháng thay vì 1 năm.

Đi khám vào ngày nào là thuận tiện nhất?

Bất kỳ ngày nào đẹp trời, hai vợ chồng không bận rộn gì và có chút ít thời gian để hoàn thành các xét nghiệm chẩn đoán và có thể chờ để được tư vấn kết quả. 

Trước đây, có thể phải khám khi người vợ vừa mới có kinh (ngày thứ 1- 3 của chu kỳ), nhưng hiện nay, xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng có thể thực hiện bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh và kết quả đánh giá chính xác hơn. 
Có thể người chồng sẽ được chỉ định thử tinh trùng, vậy nên kiêng quan hệ vợ chồng khoảng 2-5 ngày trước đó để kết quả chính xác.

Cần mang theo những gì?

- Mang theo một tinh thần thoải mái và sẵn sàng chia sẻ những “nỗi niềm riêng”. Một số câu hỏi tế nhị (theo suy nghĩ Á Đông) như “quan hệ bao nhiêu lần/tuần, có xuất tinh được không….” thì cũng nên thẳng thắn trao đổi. Quan trọng nhất là những thông tin này có thể giúp bác sĩ tìm ra vấn đề khiến việc có thai bị cản trở.

- Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây đã thực hiện ở các cơ sở khám hiếm muộn và phụ khoa (nếu bạn chọn nơi khám mới). Có thể hai vợ chồng sẽ phải thực hiện lại các xét nghiệm nếu lần khám trước của bạn thực hiện đã quá 6 tháng.

- Mang theo một ít chuẩn bị về tinh thần. Con đường phía trước có thể mất thời gian – mất tiền bạc – mất nước mắt – mất đi niềm tin. Tỷ lệ có thai cao nhất của thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50%, tuy nhiên, cuối cùng rồi hầu hết đều có em bé ẵm về nhà nếu kiên trì và đủ nghị lực. 

Bác sĩ thường hỏi những gì?

- Đời sống tình dục của hai vợ chồng. Đoạn này chỉ có một lời khuyên duy nhất bằng một câu đọc trong sách viết về bảo tàng sex ở châu Âu “Đừng kỳ thị sex vì sex giúp bạn có mặt trên đời”.

- Bạn có stress không, chu kỳ kinh thế nào, có từng mắc bệnh phải điều trị lâu dài hay từng phẫu thuật gì trước đây hay chưa?

- Bạn từng có thai lần nào chưa? Có nạo phá thai trước đây hay không?

- Thời gian không áp dụng hoặc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai?.

- Không thường lắm với người Việt Nam: hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… nhưng nếu có cũng cần nói cho bác sĩ biết. Lý do là những “món” này sẽ tác hại nặng nề đến việc thụ thai của hai vợ chồng.

- Một số câu hỏi về những lần điều trị trước nếu có.

Bác sĩ thường cho những loại xét nghiệm nào?

Sẽ không có một bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào. Do đó, tuỳ trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Một số xét nghiệm thường quy có thể thực hiện là:

- Người vợ: 

+ Xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng (xem có nhiều trứng không, chất lượng còn tốt không, có rối loạn nội tiết kiểu buồng trứng đa nang không…)

+ Siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng và có thể phát hiện vòi trứng ứ dịch trong một số trường hợp, có u xơ tử cung trong tử cung không, có u buồng trứng hay buồng trứng dạng đa nang không…)

+ Chụp HSG: là chụp X quang kiểm tra lòng tử cung và vòi trứng, vì nếu vòi trứng bị tắc 2 bên thì không thể có thai tự nhiên được.

- Người chồng: quan trọng nhất là xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ), nếu đã từng xét nghiệm không thấy tinh trùng, có thể phải xét nghiệm máu và khám Nam khoa chuyên sâu.

Xin lưu ý là không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên, và có thể sẽ phải nhiều hơn thế rất nhiều tuỳ tình trạng bệnh lý. Và, lưu ý là, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi nghiêm túc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được trục trặc ở chỗ nào – y học gọi là “Vô sinh chưa rõ nguyên nhân”.

Lời khuyên cuối cùng cho những ai trước khi đi khám hiếm muộn là hãy mạnh dạn hỏi hết những thắc mắc và lo âu của mình, đừng ôm nỗi niềm riêng, không bày tỏ rồi lẳng lặng tìm anh Google. Cái “anh” này đôi khi lừa dối rất ngọt ngào và êm ái. Những gì “ảnh” nói nhiều khi chỉ là “nghe người ta nói” mà thôi!

BS Lê Tiểu My - Theo Hosrem
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm