Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn chưa biết về bệnh viêm khớp

Hơn 50 triệu người Mỹ đang phải sống chung với bệnh viêm khớp, tức là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh. Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng những hiểu lầm về nó cũng không ít. Vấn đề là nếu không hành động kịp thời, viêm khớp sẽ thật sự gây phiền toái và hủy hoại sức khỏe của bạn. Dưới đây là những điều có thể bạn vẫn còn chưa biết về căn bệnh này.

“Viêm khớp” bao gồm hơn 100 các vấn đề về khớp

Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ rất nhiều các vấn đề khác nhau về khớp. Theo bác sỹ chuyên khoa xương khớp Eric Ruderman thuộc Đại học Northwestern (Mỹ), có hai nhóm bệnh lớn – thoái hóa khớp là quá trình bào mòn của các khớp và viêm khớp trong đó hiện tượng viêm nhiễm gây tổn thương tại khớp. Mặc dù mỗi loại đều có những yếu tố nguy cơ khác nhau, nhưng nhìn chung gien di truyền mà môi trường đều đóng vai trò quan trọng gây nên những căn bệnh này.

Viêm khớp không chỉ là căn bệnh của những người già

Khoảng 2/3 dân số Mỹ mắc bệnh khớp đều dưới 65 tuổi. Theo Hiệp hội khớp Hoa Kỳ, con số này cũng bao gồm gần 300,000 trẻ dưới 16 tuổi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp thường khởi phát ở độ tuổi 30, 40 hoặc 50 tuổi. Do vậy, nếu bạn bị sưng đau, cứng khớp kéo dài tới vài tuần lễ, đừng nghĩ rằng do mình còn trẻ mà không có khả năng mắc bệnh viêm khớp. Hãy đi khám bác sỹ ngay.

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể

Không chỉ có khớp gối và khớp hông là vị trí dễ bị viêm; bất cứ khớp nào trong cơ thể bạn cũng có thể tiến triển thành viêm khớp. Bệnh viêm xương khớp (OA) do sự thoái hóa của các sụn đầu xương do sự bào mòn dần theo thời gian chủ yếu xảy ra ở các khớp cổ, lưng dưới, đầu gối, hông và bàn tay. Ngược lại, viêm khớp dạng thấp (RA) – một căn bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tự tấn công vào các khớp và gây sưng đâu lại thường xảy ra ở các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, cổ và cột sống. Trong khi đó, bệnh gút (một dạng khác của viêm khớp) thường khởi phát bằng các vị trí sưng đau ở ngón chân cái nhưng có thể lan tới mắt cá chân hoặc đầu gối.

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp

Theo bác sỹ Stacy Ardoin thuộc Trung tâm y tế Wexner, Đại học bang Ohio (Mỹ), béo phì sẽ gây áp lực rất lớn lên các khớp, dẫn tới tổn thương và viêm xương khớp. Ngoài ra, lượng mỡ thừa có thể kích thích các phản ứng viêm diễn ra trong cơ thể. Một vấn đề khác nữa là những người béo thường có xu hướng ít đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Do vậy, giảm cân có thể giúp cải thiện căn bệnh của bạn và tăng khả năng đáp ứng với biện pháp điều trị.

Một số tổn thương nhất định có thể gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh viêm xương khớp

Bất kể là chấn thương thể thao, bị ngã hay một tai nạn nào khác, những tổn thương này có thể phá vỡ cấu trúc và tính toàn vẹn của một khớp xương nào đó, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp về sau. Theo bác sỹ Mark Karasheh thuộc Bệnh viện William Beaumont (Mỹ), bất cứ chấn thương nghiêm trọng nào đều có thể dẫn tới tình trạng viêm mãn tính ở khu vực đó và gây thoái hóa dần các sụn khớp. Theo một nghiên cứu năm 2014 của Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh, những người đã từng bị chấn thương khớp gối phức hợp hay tổn thương nghiêm trọng tại phần sụn chêm sẽ có nguy cơ tiến triển thành viêm khớp gối cao hơn từ 3-5 lần.

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ rõ ràng dẫn tới viêm khớp dạng thấp

Các nhà khoa học chưa biết được cơ chế chính xác, nhưng các chất độc trong khói thuốc lá có thể phần nào đó làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch và do đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo một nghiên cứu của Bệnh viên Brigham and Women (Mỹ), nếu bản thân bạn đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tiếp tục hút thuốc lá sẽ khiến tiên lượng bệnh trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, mọi thứ không bao giờ là quá muộn: Từ bỏ thuốc lá sẽ giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh viêm khớp dạng thấp hay ít ra là giúp bệnh dễ kiểm soát hơn.

Có một mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch

Cách đây khoảng 30 năm, những người mắc viêm khớp dạng thấp chỉ có thể sống dưới 10 năm, và nguyên nhân chủ yếu là do họ cũng đồng thời mắc bệnh tim mạch. Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây viêm, quá trình viêm nhiễm cũng đồng thời ảnh hưởng đến các động mạch và gây hình thành các mảng xơ vữa. May mắn là trong những năm gần đây, các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đã thu được nhiều thành tựu. Do vậy những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nếu được điều trị tích cực có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tim và có tuổi thọ như những người bình thường. Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2016 của Mayo Clinic đã chỉ ra rằng những người mắc viêm khớp dạng thấp đang ở giai đoạn thuyên giảm bệnh sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do vậy, điều quan trọng cần ghi nhớ là nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm khớp, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để có thể giảm thiểu các nguy cơ khác cho bản thân.

Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm