Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự nguy hiểm của khói thuốc lá trong môi trường

Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với một loại ô nhiễm không khí mà gây ra cái chết nhiều gấp 2 lần các loại ô nhiễm khác cộng lại. Đó là khói thuốc lá trong môi trường (ETS), hay thực chất là khói thuốc do người khác hút.

ETS là gì?

ETS còn được biết đến như khói thuốc lá thụ động, khoảng 85 đến 90 % lượng khói từ thuốc lá tản ra môi trường là ETS. Một điếu thuốc lá khi đốt cháy tạo ra 2 loại khói mà một người không hút thuốc hít vào

  •  Khói chính là do người hút thuốc hít vào sau đó nhả ra.
  •  Khói phụ còn lại đi ra môi trường trực tiếp từ đầu cháy của điếu thuốc.

ETS chứa khoảng 85% khói phụ và 15% khói chính. Khói phụ nóng hơn khói chính và không đi qua đầu lọc. Nồng độ của các chất hóa học trong khói phụ vì thế cao hơn trong khói chính.

Điều này không có nghĩa là hút thuốc thì ít nguy hiểm hơn. Người hút thuốc hút vào nhiều khói hơn người xung quanh vì không giống ETS, khói chính không được hòa loãng trong không khí  trước khi tới phổi.

Tại sao ETS nguy hiểm?

Khói thuốc lá chứa hơn 4000 hóa chất khác nhau, trong số đó có ít nhất 400 chất là chất độc với con người. Tổ chức Y tế thế giới báo cáo rằng ít nhất 60 chất gây ung thư được xác định là có trong khói thuốc thụ động. Các nghiên cứu về ETS chỉ ra rằng sống, làm việc hoặc chỉ đơn giản là lảng vảng gần người hút thuốc thì đã có hại cho sức khỏe. Khi bạn thở trong môi trường có ETS, sức khỏe của bạn bị tác động tiêu cực.

Một người tiếp xúc với ETS thì có nguy cơ bị những bệnh tương tự với những bệnh mà người hút thuốc phải đối mặt, bao gồm;

  •  Kích thích khó chịu ở mắt, mũi, và họng.
  •  Nhiễm trùng đường hô hấp, và làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp sẵn có như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng.
  •  Bệnh tim mạch và ung thư.

Những nghiên cứu gần đây ước tính rằng một người không hút thuốc mà sống và làm việc trong môi trường có ETS có nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên 25%, trong khi đó phơi nhiễm nhiều với khói thuốc thì nguy cơ ung này tăng gấp đôi.

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi ETS như thế nào?

Có bằng chứng chỉ ra rằng sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi ETS. Khi bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ như là ông bà hút thuốc, con cháu họ cũng bị ảnh hưởng theo.

Một vài ảnh hưởng có hại đến trẻ gồm:

  • Hay bị ho và cảm lạnh.
  • Nguy cơ kích thích mắt và mũi tăng cao
  • Giảm sự phát triển và chức năng phổi.
  • Tăng nhạy cảm với ho, khò khè và hen suyễn. Trẻ chưa từng bị hen suyễn có nguy cơ bị hen cao hơn nếu có bố hoặc mẹ hút thuốc. Phơi nhiễm lâu ngày với ETS sẽ làm cho các cơn hen nghiêm trọng hơn và xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Nguy cơ nhiễm trùng tai và phổi tăng lên. Trẻ nhỏ nhạy cảm với khói thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh về phổi như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Việc ốm thường xuyên dẫn đến trẻ lỡ nhiều bài học ở trường và khó hoàn thành tốt bài tập được giao.
  • Tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng.
  • Với trẻ nhỏ, tăng tỉ lệ đột tử.

Nguy cơ đối với thai kì

Theo báo cáo chung của bác sĩ ngoại khoa, phụ nữ hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động trong khi mang thai thì có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh ra con bị chết yểu cao. Đứa trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân hoặc sinh non.

Trẻ hút thuốc

Trẻ em có bố mẹ hút thuốc thì nhiều khả năng lớn lên sẽ hút thuốc theo, theo một khảo sát sức khỏe học sinh cho thấy, 6 trong 10 người trẻ hút thuốc có ít nhất bố hoặc mẹ hút thuốc.

Khói thuốc thứ 3 (third hand smoke): nguy hiểm kéo dài sau hút thuốc thụ động

Một nguy hiểm khác còn tồn đọng ngay cả khi điếu thuốc đã bị dập tắt. Khói thuốc thứ 3 chỉ những tàn dư của khói thuốc lá còn tồn tại trong môi trường sau khi điếu thuốc bị dập tắt. Những tàn dư này đọng lại trên tóc, quần áo, vật dụng trong nhà như thảm, rèm, chăn và những bề mặt như sàn nhà hay cửa sổ. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng xấu bởi những chất độc này khi chúng bò, chơi, chạm và hít phải những tàn dư này từ những bề mặt nhiễm bẩn. Điều này cho thấy ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của việc hút thuốc.

Hút thuốc lá có nhiều ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và ETS chỉ là một trong số đó mà thôi. Nói không với thuốc lá đánh dấu khởi đầu của một phong cách sống khỏe mạnh cho bạn và cả người thân của bạn. Hãy giữ bầu không khí trong lành bằng việc không hút thuốc lá ngay từ hôm nay.

CTV Mai Mai (theo Health Promotion Board)
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm