Ngoài các yếu tố sinh lý và môi trường, sở thích cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thời tiết ảnh hưởng đến cảm xúc. Một nghiên cứu công bố năm 2011 đã chỉ ra rằng con người có thể được chia thành bốn nhóm chính dựa trên cách họ phản ứng cảm xúc với điều kiện thời tiết:
Những người yêu mùa hè: Cảm xúc và tâm trạng thường được cải thiện rõ rệt vào những ngày có nắng và thời tiết ấm áp.
Những người ghét mùa hè: Ngược lại, họ cảm thấy khó chịu hoặc tâm trạng xấu đi khi trời nóng hoặc nắng gắt.
Những người ghét mưa: Tâm trạng có xu hướng giảm sút vào những ngày mưa, u ám hoặc ẩm ướt.
Những người không bị ảnh hưởng: Thời tiết dường như không tạo ra thay đổi đáng kể trong cảm xúc hàng ngày của họ.
Ảnh hưởng của thời tiết
Sự thay đổi thời tiết khi giao mùa có thể tác động mạnh đến sức khỏe tâm lí của bạn theo nhiều cách khác nhau.
Tâm trạng
Tùy với mỗi kiểu thời tiết, bạn sẽ có nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau:
Tâm trạng kém |
Tâm trạng tốt |
Nhiệt độ thấp (dưới 20oC) hoặc nóng hơn bình thường (hơn 37oC) |
Nhiệt độ thời thoáng mát (22-28oC) |
Độ ẩm cao |
Trời thoáng mắt và bầu trời xanh. |
Trời nhiều mây và sương mù |
Ánh sáng mặt trời nhiều |
Năng lượng cơ thể
Thông thường, thời tiết lạnh khiến cơ thể trở nên uể oải, dễ rơi vào trạng thái “ngủ đông” và thiếu năng lượng. Ngược lại, thời tiết ấm áp và có nắng giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, hoạt động linh hoạt và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, nếu trời quá oi bức, cơ thể cũng có thể bị mệt mỏi và suy giảm hiệu suất.
Ánh sáng mặt trời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức năng lượng của cơ thể. Ánh sáng giúp đồng hồ sinh học nhận biết rằng đã đến lúc tỉnh táo và bắt đầu ngày mới, trong khi bóng tối gửi tín hiệu cho não bộ rằng đã đến giờ nghỉ ngơi. Nói cách khác, những ngày dài và tràn ngập ánh sáng có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, vào những ngày ngắn, trời âm u nhiều mây, lượng ánh sáng tự nhiên giảm đi khiến cơ thể khó duy trì sự tỉnh táo, dẫn đến cảm giác uể oải, thiếu sức sống.
Căng thẳng
Nếu bạn từng cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu không rõ lý do trước khi trời chuyển mưa bão, có thể đó là phản ứng của cơ thể với sự giảm áp suất khí quyển. Một nghiên cứu năm 2019 trên động vật cho thấy hiện tượng này có thể liên quan đến nhân tiền đình trên – một vùng trong não bộ kiểm soát cảm giác thăng bằng và nhận biết vị trí cơ thể trong không gian.
Khi áp suất khí quyển giảm, nhân tiền đình trên có thể kích hoạt hệ thống phản ứng căng thẳng của cơ thể, dẫn đến việc tiết ra các hormone như cortisol, khiến bạn cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu. Đồng thời, hormone căng thẳng cũng khiến các dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, điều này có thể lý giải vì sao một số người bị tái phát cơn đau mãn tính, chẳng hạn như đau khớp hoặc đau đầu, trước những thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng được chứng minh là yếu tố làm tăng cảm giác căng thẳng. Một số nghiên cứu cho thấy trong những tháng nóng, con người có xu hướng dễ cáu gắt hơn hoặc phản ứng mạnh mẽ hơn với các tình huống gây bức xúc – có thể do cơ thể phải nỗ lực điều hòa thân nhiệt, gây mệt mỏi và giảm khả năng kiểm soát cảm xúc.
Tìm hiểu thêm:Làm thế nào để thoát khỏi tâm trạng tiêu cực?
Khả năng suy nghĩ rõ ràng và đưa ra quyết định sáng suốt
Thời tiết ấm áp, nắng ráo có thể ảnh hưởng đến năng lực tư duy bằng cách:
Thời tiết ấm áp không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn có thể tác động đến hành vi tài chính. Thời tiết ấm áp có xu hướng khiến mọi người chấp nhận rủi ro tài chính cao hơn chẳng hạn như đầu tư mạo hiểm hoặc chi tiêu bốc đồng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những tác động này thường chỉ xảy ra khi bạn trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc chỉ ngồi trong nhà và nhìn ra cửa sổ vào một ngày nắng đẹp thường không đủ để kích hoạt các phản ứng sinh lý hay tâm lý mạnh mẽ. Nói cách khác, chính sự tiếp xúc thực tế với ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện môi trường mới là yếu tố tạo nên những thay đổi trong hành vi và cảm nhận của cơ thể.
Nguy cơ tự làm hại bản thân
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ hành vi tự gây hại có xu hướng gia tăng vào mùa xuân và đầu mùa hè – cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Mặc dù các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết có thể giải thích hiện tượng này.
Tất nhiên, những thay đổi về thời tiết không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi tự gây hại. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá nhân đã có nguy cơ cao, ví dụ như tiền sử rối loạn tâm lý thì thời tiết có thể là một yếu tố góp phần làm tăng mức độ nhạy cảm hoặc thúc đẩy khủng hoảng tâm lý sớm hơn.
Đọc thêm: Trẻ vị thành niên thường đối mặt với những vấn đề tâm lý nào?
Ai là người dễ bị tổn thương nhất bởi sự thay đổi của thời tiết?
Đối với nhiều người, thời tiết chỉ có tác động nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, đối với 30% những người mắc chứng rối loạn tâm trạng theo thời tiết (meteoropathy), sự thay đổi của thời tiết có thể gây ra các triệu chứng như:
Những triệu chứng này sẽ biến mất khi thời tiết trở lại bình thường.
Chứng tâm trạng thay đổi theo thời tiết phổ biến nhất ở:
Thay đổi theo thời tiết không phải là một chẩn đoán bệnh, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tâm trạng.
Trầm cảm theo mùa
Rối loạn trầm cảm theo mùa, đề cập đến các triệu chứng trầm cảm chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm.
Hầu hết những người mắc loại trầm cảm này trải qua các triệu chứng như buồn bã, buồn ngủ và tăng cảm giác thèm ăn trong những tháng mùa thu và mùa đông, nhưng không có triệu chứng vào mùa xuân và mùa hè.
Tuy nhiên, một số người bị trầm cảm theo mùa lại có các triệu chứng theo mô hình ngược lại: Thời tiết ấm áp, nắng ráo của mùa xuân và mùa hè kích hoạt các triệu chứng trầm cảm, và những tháng mùa đông lạnh hơn lại mang lại sự nhẹ nhõm. Các triệu chứng của trầm cảm mùa xuân hoặc mùa hè có thể bao gồm kích động, mất ngủ và chán ăn, cùng với tâm trạng chán nản.
Trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mặc dù vậy, các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên hơn trong thời tiết lạnh giá.
Theo một nghiên cứu Đông Âu với gần 7000 người tham gia, bạn có nhiều khả năng có các triệu chứng trầm cảm hơn:
Rối loạn lưỡng cực
Khoảng 1 trong 4 người mắc rối loạn lưỡng cực cho biết các triệu chứng của họ có xu hướng thay đổi theo mùa. Trong số nhiều yếu tố môi trường, nhiệt độ dường như là yếu tố chính liên kết giữa tính mùa vụ và sự dao động tâm trạng ở những người mắc rối loạn này.
Dù các nghiên cứu không hoàn toàn đồng nhất về chi tiết, nhưng có một điểm thống nhất khá rõ ràng: Các giai đoạn trầm cảm thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông, khi thời tiết lạnh và ánh sáng tự nhiên suy giảm. Ngược lại, các giai đoạn hưng cảm lại có xu hướng gia tăng vào mùa xuân và mùa hè, thời điểm mà ánh sáng mặt trời và nhiệt độ đều tăng cao.
Một nghiên cứu năm 2020 cũng cho thấy rằng trong nhóm người mắc rối loạn lưỡng cực, những người có tiền sử cố gắng tự tử thường nhạy cảm hơn với thời tiết. Họ không chỉ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu mà còn có xu hướng trải qua các triệu chứng theo mùa một cách dữ dội hơn. Đặc biệt, những người từng cố gắng tự tử nhiều lần thường đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra đánh giá mức độ thay đổi cảm xúc theo thời tiết cho thấy mối liên hệ đáng lưu tâm giữa tình trạng sức khỏe tâm thần và yếu tố môi trường.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến nhiệt độ, còn làm tăng tỷ lệ các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, bão và cháy rừng. Những sự kiện này có thể phá vỡ đáng kể cuộc sống của bạn và có thể gây ra các triệu chứng sức khỏe tâm thần.
Ngay cả những người không trực tiếp tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng có thể cảm thấy lo lắng khi nghe tin về chúng. Đối với một số người, mối đe dọa của biến đổi khí hậu có thể gây ra cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng được gọi là lo âu sinh thái (eco anxiety). Khi biến đổi khí hậu gia tăng, lo âu sinh thái trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở các thế hệ trẻ, những người sẽ phải đối mặt với những tác động lâu dài.
Làm thế nào để đối phó?
Bạn không thể thay đổi thời tiết, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giảm bớt tác động của nó đến sức khỏe của mình.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, hãy cân nhắc những lời khuyên sau:
Chứng thay đổi theo thời tiết thường kéo dài tối đa vài ngày và sẽ biến mất khi thời tiết trở lại bình thường. Những triệu chứng này có thể gây khó chịu, nhưng chúng thường sẽ không làm gián đoạn hoàn toàn thói quen hàng ngày của bạn.
Mặc dù vậy, không có hại gì khi bạn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu thời tiết dường như có tác động liên tục đến tâm trạng của bạn. Họ có thể giúp loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào và đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về các lựa chọn điều trị.
Phương pháp trị liệu
Nếu những thay đổi thời tiết dường như kích hoạt các triệu chứng sức khỏe tâm thần cho bạn, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với nhu cầu và lối sống của bạn.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.