Hàng ngày có rất nhiều vấn đề mà thanh thiếu niên phải đối mặt, chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thay đổi cấu trúc cơ thể, tiếp cận với nhiều thông tin không vui, áp lực trong cuộc sống, khi học tập, trong quan hệ bạn bè, tình yêu... dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Lo lắng và trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và trong trường hợp nghiêm trọng là tự tử. Theo các chuyên gia, khoảng 3,2 triệu người trong độ tuổi 12–17 ở Hoa Kỳ đã có ít nhất một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng trong năm 2017. Con số này chiếm 13,3% tổng số thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra lo lắng và trầm cảm ở thanh thiếu niên, bao gồm:
Triệu chứng
Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể khó phân biệt giữa hành vi bình thường hay hành vi tình trạng sức khỏe tâm thần. Nếu những thay đổi về hành vi kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và nếu chúng cản trở cuộc sống hàng ngày. Nếu thanh thiếu niên có một số triệu chứng sau, họ có thể đang bị trầm cảm hoặc lo lắng:
Chẩn đoán
Một số vấn đề về sức khỏe có thể giống với lo lắng, trầm cảm như rối loạn tuyến giáp và rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng hướng dẫn tầm soát trầm cảm hoặc hướng dẫn dành cho người lớn và thanh thiếu niên. Bác sĩ, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần sẽ thực hiện đánh giá tâm lý của thiếu niên bằng cách đặt một loạt câu hỏi về hành vi, tâm trạng và suy nghĩ của họ. Họ cũng sẽ tính đến lịch sử gia đình, các mối quan hệ xã hội và kết quả học tập ở trường.
Điều trị
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ điều trị chứng trầm cảm, lo âu hoặc cả hai của thanh thiếu niên dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Họ có thể đề nghị liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện), thuốc hoặc cả hai. Thông thường, sự kết hợp của cả hai là cách điều trị hiệu quả nhất. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng hóa học trong não của thanh thiếu niên. Trong khi đó, liệu pháp trò chuyện có thể giúp chống lại các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo thuốc chống trầm cảm có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự tử. Các cơ quan đã chấp thuận hai loại thuốc để điều trị trầm cảm ở trẻ em: fluoxetine (Prozac), cho trẻ từ 8 tuổi trở lên và escitalopram (Lexapro), cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Biện pháp khắc phục
Ngoài việc điều trị bằng thuốc và liệu pháp trò chuyện, thanh thiếu niên đang trải qua trầm cảm và lo lắng có thể được giảm bớt:
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm hoặc lo lắng của thanh thiếu niên bao gồm:
Lời khuyên dành cho người chăm sóc
Cha mẹ hoặc người chăm sóc của thanh thiếu niên bị trầm cảm, lo âu hoặc cả hai có thể giúp họ bằng cách xem tình trạng này là một vấn đề nghiêm trọng cần sự quan tâm của chuyên gia. Họ nên giúp thanh thiếu niên tìm một nhà trị liệu mà họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện và thảo luận về chương trình điều trị với một chuyên gia y tế. Cha mẹ và người chăm sóc cũng có thể cố gắng khuyến khích thanh thiếu niên tập thể dục, hòa nhập xã hội, sắp xếp các hoạt động của chúng thành những phần có thể quản lý được và tìm ra lối thoát cho cảm xúc của chúng, chẳng hạn như viết nhật ký hoặc nhóm hỗ trợ.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra trầm cảm và lo lắng ở thanh thiếu niên. Chúng bao gồm di truyền, chấn thương, môi trường của chúng, sự khác biệt trong não, lạm dụng chất kích thích, căng thẳng ở tuổi dậy thì và các kiểu suy nghĩ tiêu cực. Các triệu chứng của trầm cảm và lo lắng ở thanh thiếu niên có thể bao gồm năng lượng thấp, không quan tâm đến những thứ họ từng yêu thích, giấc ngủ bị gián đoạn và cảm giác tuyệt vọng. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho chứng trầm cảm và lo âu thường là kết hợp giữa liệu pháp trò chuyện và dùng thuốc. Ngoài điều trị y tế, thanh thiếu niên có thể cải thiện các triệu chứng của mình bằng cách tập thể dục, thực hiện các nhiệm vụ vừa phải phù hợp với khả năng, tăng cường giao tiếp xã hội, duy trì lịch ngủ đều đặn và yêu cầu sự giúp đỡ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.