Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư vú ở trẻ vị thành niên

Ung thư vú ở trẻ vị thành niên mặc dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra với một tỷ lệ nhỏ.

Việc ngực của bạn thay đổi khi bước vào tuổi thiếu niên là điều bình thường. Tăng và giảm hormone nữ, như estrogen và progesterone, có thể làm cho vú của bạn mềm hơn. Hormone nữ cũng có thể khiến bạn cảm thấy mô vú dày hơn, và thậm chí u cục ở ngực khi bạn đến kì kinh nguyệt.

Những u cục này có phải ung thư không?  Dường như là không vì các bé gái dưới 14 tuổi hiếm khi bị ung thư vú.

Nguy cơ tăng ung thư sẽ tăng nhẹ khi các bé gái bước qua tuổi thiếu niên, nhưng vẫn rất hiếm, với tỷ lệ 1 người mắc ung thứ vú trên 1 triệu người ở tuổi này.

Các loại u cục ở vú

Hầu hết các khối u ở vú trong độ tuổi vị thành niên đều là u xơ. Sự phát triển quá mức của mô liên kết trong vú gây ra u xơ, chứ không phải ung thư.

Khối u thường cứng và di động, và bạn có thể di chuyển nó bằng ngón tay. U xơ gặp ở 91% cô gái dưới 19 tuổi.

Các khối u vú ít phổ biến khác ở thanh thiếu niên bao gồm u nang, là những túi chứa đầy chất lỏng không phải ung thư. Va chạm hoặc tổn thương mô vú, có thể trong khi chơi thể thao, cũng có thể gây ra u.

Các triệu chứng của ung thư vú ở thanh thiếu niên

Các khối u ung thư vú có thể khác với các khối u bình thường khác mà bạn có thể cảm nhận ở ngực. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy một khối u vú có thể là ung thư:

  • Chắc
  • Cố định vào thành ngực hoặc cơ xung quanh
  • Có kích thước từ hạt đậu đến một đốt ngón tay
  • Gây đau đớn.

Không giống như ở phụ nữ trưởng thành bị ung thư vú, tiết dịch ở núm vú và bị tụt núm vú không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư vú ở tuổi thiếu niên.

Nguyên nhân gây ung thư vú ở thanh thiếu niên

Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ung thư vú ở tuổi vị thành niên vì có quá ít trường hợp gặp phải tình trạng này. Nói chung, người ta nghĩ rằng ung thư ở trẻ em phát triển do những thay đổi trong tế bào và DNA xảy ra sớm trong cuộc sống. Những thay đổi này thậm chí có thể xảy ra khi bạn vẫn còn trong bụng mẹ.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng ung thư ở trẻ em không liên quan nhiều với các yếu tố môi trường và lối sống như hút thuốc lá hoặc ăn uống không lành mạnh.

Nhưng nếu bạn có những hành vi không lành mạnh này sớm trong cuộc sống, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi bạn lớn tuổi.

Các yếu tố nguy cơ ung thư vú ở thanh thiếu niên

Nghiên cứu về ung thư vú ở tuổi vị thành niên còn hạn chế. Nhưng các yếu tố nguy cơ chính xuất hiện bao gồm tiền sử gia đình và có một sự bất thường ở vú, ví dụ như bị xơ hoá.

Tiếp xúc với tia xạ trong điều trị các bệnh như bệnh bạch cầu và u lympho không Hodgkin trong thời gian phát triển vú được biết là làm tăng nguy cơ ung thư vú. Thường mất trung bình 20 năm để phát triển, khi một người phụ nữ cũng vào tuổi trưởng thành.

 

Chẩn đoán ung thư vú ở trẻ vị thành niên

Nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì bất thường tại vú, hãy đi khám bác sĩ. Sau khi khám vú, bác sĩ sẽ hỏi về:

  • Tiền sử bệnh tật gia đình bạn
  • Bạn phát hiện ra khối u từ khi nào
  • Bạn có chảy dịch núm vú hay không
  • Bạn có bị đau không

Nếu bất cứ điều gì đáng ngờ, bác sĩ của bạn sẽ tiến hành siêu âm. Siêu âm có thể giúp xác định xem u có dạng chắc đặc hay không, là một dấu hiệu của bệnh ung thư.

Nếu nó chứa đầy chất lỏng, rất có thể là u nang. Bác sĩ của bạn cũng có thể dùng kim nhỏ để chọc hút mô vú và kiểm tra mô bệnh học cho bệnh ung thư.

Thanh thiếu niên có nên chụp X-quang tuyến vú?

Không khuyến cáo chụp X-quang tuyến vú cho thanh thiếu niên vì hai lý do:

  • Mô vú có xu hướng đặc, gây khó khăn cho chụp X quang để phát hiện u cục
  • Chụp quang tuyến vú gây phơi nhiễm với tia xạ, có thể dẫn đến tổn thương tế bào, đặc biệt là ở ngực trẻ đang phát triển.

Điều trị ung thư vú ở thanh thiếu niên

Loại ung thư vú phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên là ung thư tuyến. Đây thường là một bệnh ung thư phát triển chậm, không xâm lấn. Mặc dù nguy cơ của loại ung thư này lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể là thấp, một vài trường hợp đã ghi nhận sự lây lan sang các hạch bạch huyết khu vực. Các bác sĩ điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ung thư và bảo tồn mô vú càng nhiều càng tốt.

Các bác sĩ xem xét hóa trị và xạ trị trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Những rủi ro mà các phương pháp điều trị này gây ra cho cơ thể trẻ, có thể vượt quá những lợi ích. Tùy thuộc vào loại liệu pháp và thời gian điều trị kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.

Bạn vẫn có thể cho con bú sau khi phẫu thuật ngực hoặc núm vú. Nhưng một số phụ nữ có thể sản xuất ít sữa hơn những người khác.

Tiên lượng

Theo số liệu được công bố trong các cuộc hội thảo về Ung thư, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 80% trẻ em gái được chẩn đoán bị ung thư vú trong độ tuổi từ 15 đến 19 sẽ sống thêm 5 năm.

Bởi vì ung thư vú là rất hiếm ở tuổi thiếu niên, các bác sĩ và thiếu nữ có thể trì hoãn điều trị. Điều đó có thể dẫn đến tỷ lệ sống sót thấp hơn đối với thanh thiếu niên bị ung thư vú so với phụ nữ trưởng thành mắc bệnh này.

Ung thư vú cực kỳ hiếm ở trẻ vị thành niên, nhưng bạn vẫn nên kiểm tra những bất thường. Nó cũng quan trọng để thực hiện các bước sàng lọc ung thư vú ngay từ bây giờ. Bao gồm:

  • Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm nhiều trái cây.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc và tránh hút thuốc lá.

Cách tự khám vú

Biết được cảm nhận bình thường của ngực có thể giúp bạn xác định sớm bất kỳ thay đổi nào. Khi tự khám vú, hãy tìm những điều sau đây:

  • U cục
  • Mật độ mô vú
  • Dịch chảy bất thường
  • Bất thường vú

Dưới đây là một số cách để tự khám vú:

  • Cởi áo. Chống 2 cánh tay vào hông và nhìn vào ngực của bạn qua gương. Lưu ý bất kỳ thay đổi vật lý nào như lõm da, lở loét, tiết dịch núm vú hoặc thay đổi hình dạng và kích thước vú bạn chưa từng thấy trước đó. Quan sát ngực khi nhìn nghiêng mỗi bên
  • Trong phòng tắm, hãy giơ tay lên và làm ướt ngực của bạn. Sử dụng 3 ngón tay khám xung quanh vú để phát hiện khối u và mật độ mô vú. Di chuyển ngón tay của bạn lên và xuống với một chút áp lự. Ngoài ra kiểm tra nách và khu vực khác ở ngực của bạn.
  • Nằm xuống và đặt một chiếc gối dưới vai phải của bạn. Giữ tay phải phía sau đầu. Di chuyển các ngón tay của tay trái của bạn xung quanh vú theo hình tròn, theo chiều kim đồng hồ. Di chuyển xung quanh toàn bộ vú và nách. Đặt cái gối dưới vai trái và lặp lại ở bên trái, dùng tay phải.

Khi đã biết bình thường vú của bạn trông như thế nào, sẽ dễ dàng hơn để xác định bất kỳ thay đổi nào trong tương lai. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, hoặc nếu bất cứ điều gì khiến bạn lo lắng, hãy đến gặp bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chiết xuất trà ô long và lợi ích ngăn ngừa ung thư vú
 

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm