Bệnh đau đầu ở thanh, thiếu niên
Cơn đau đầu do tình trạng căng thẳng mức độ từ nhẹ đến trung bình là một trong những vấn đề hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng nhức đầu do căng thẳng thường là do quá tải trong học hành tạo ra một áp lực cho cả hai phía của đầu và lan xuống cổ., tạo nên cơn đâu đầu thường xuyên và có thể trở nên mãn tính.
Cơn đau migraine, xuất hiện ở khoảng 10% thanh thiếu niên, đặc biệt là các bạn nữ, được đặc trưng bởi các cơn đau nửa đầu dữ dội. Khi một người bị một cơn đau như búa bổ ở một bên của hộp sọ, xuất hiện sau khi bị suy giảm thị lực, đây gọi là cơn migraine có tiền triệu ( cơn aura). Theo bác sỹ nhãn khoa Harold Koller, người bệnh sẽ nhìn thấy những ánh sáng lấp lánh, những vòng sáng dạng bánh răng hay những đường zigzag. Ông cũng nói thêm rằng các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn tình trạng ảo giác quang học và chứng đau đầu với tình trạng căng mỏi mắt.
Cơn migraine có tiền triệu - Aura có thể hết trong vòng vài phút hoặc kéo dài trung bình trong vài giờ. Cơn migraine không có tiền triệu thường xảy ra bất chợt và kéo dài từ 3 giờ cho tới vài ngày. Nói chung cơn đau nửa đầu migraine có thể xảy ra khá thường xuyên, thường vài lần một tuần, hay hiếm hơn là khoảng vài lần trong một năm.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn migraine, bao gồm tình trạng căng thẳng, stress, do thực phẩm, do tình trạng co thắt của các mạch máu phần đầu và cổ làm giảm tuần hoàn tới não.
Vào năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã khám phá ra một nguyên nhân khác: do sự kém hoạt động ở phần sau của não. Một kích thích đã khuấy động các tế bào não hoạt động một cách hưng phấn bất thường và bắn ra các xung điện nhỏ. Các điện tích ảnh hưởng đến não và cuống não, kích thích các thụ thể gây đau dọc theo trục chuyển động của chúng. Và kết quả là, con đau nửa đầu xuất hiện!
Các triệu chứng của cơn đau đầu
Đau đầu do căng thẳng
Cơn đau migraine
Nguyên nhân gây đau đầu
Đau đầu thường kèm theo các bệnh khác như nhiễm virus, viêm họng, dị ứng viêm xoang và nhiễm trùng tiết niệu. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:
Chẩn đoán chứng đau đầu
Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ tiến hành nhiều việc như:
- Kiểm tra toàn thân và hỏi tiền sử
- Các xét nghiệm chẩn đoán như: chụp CT não, chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, chọc ống sống thắt lưng sẽ được thực hiện nếu nghi ngờ bệnh nặng
Điều trị
Đau đầu thường đáp ứng tốt với điều trị khi ở giai đoạn sớm. Nếu con bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy khuyên trẻ nằm nghỉ và thư giãn với phần đầu nâng nhẹ lên một chút. Tắm nước nóng có thể giúp giảm nhẹ cơn đau, hoặc bạn có thể đặt một miếng gạc ấm hoặc lạnh lên cổ của trẻ.
Đối với trẻ bị cơn đau nửa đầu migraine, bạn cần loại bỏ những tác nhân có thể gây kích thích: Tắt đèn trong phòng, kéo rèm kín, yêu cầu mọi người trong gia đình không gây ra tiếng động ồn ào… Một túi chườm lạnh có thể có tác dụng nhưng lưu ý không nên chườm nóng do có thể làm tình trạng đau nặng hơn.
Điều trị bằng thuốc
Đau đầu do căng thẳng và cơn đau nửa đầu migraine thường đáp ứng khá tốt với một liều duy nhất của các thuốc giảm như paracetamol hay ibuprofen. Paracetamol có tác dụng nhanh hơn nhưng ibuprofen lại cho tác dụng giảm đau khá mạnh.
Nếu các triệu chứng tái phát, các bác sỹ thường kê một thuốc thuộc nhóm “triptan” như: sumatriptan, zolmitriptan, naratriptan, rizatriptan. Nhóm thuốc này có thể làm giảm 2 trên 3 trường hợp bị đau migraine do cơ chế chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Do các thuốc thuộc nhóm triptan không gây buồn ngủ nên trẻ có thể dễ dàng quay trở lại lớp học hay tham gia vào các hoạt động khác nhanh hơn.
Chúng ta không bao giờ muốn bị quá liều thuốc, tuy nhiên nỗi lo ngại về việc tái phát chứng đau đầu lại luôn hiện hữu. Hiện tượng này được khám phá ra vào những năm 1980. Rõ ràng việc sử dụng thuốc giảm đau hàng ngày hay cách ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng cơn đau của não. Qua thời gian trẻ bắt đầu phải chịu đựng nhiều cơn đau đầu hơn giữa các lần sử dụng thuốc. Hơn thế nữa, các thuốc đã từng được cho là có hiệu quả trước đây lại không còn có tác dụng nữa.
Chú ý đến các yếu tố kích thích
Bác sỹ nhi có thể yêu cầu bạn ghi lại thành một quyển nhật ký để giúp tìm ra nguyên nhân gây đau đầu cho con bạn dựa trên các thông tin sau đây:
Nhận biết và loại bỏ những yếu tố có thể gây cơn migraine: thực phẩm, thuốc hay sự vật nào đó cũng có thể làm giảm đáng kể bệnh. Một số yếu tố kích thích có thể không tránh khỏi như tình trạng căng thẳng tại trường học nhưng rất cần để chú ý giảm thiểu.
Các bài tập luyện thư giãn được hướng dẫn bởi bác sỹ nhi khoa hay chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ đối phó với stress một cách linh động hơn. Một phương pháp khác với tên gọi liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) cũng chứng minh được hiệu quả trong giảm cả tần số và thời gian diễn ra cơn đau đầu. Liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị cơn migraine.
Các biện pháp hỗ trợ cho trẻ để giảm đau đầu
Các mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp con bạn tránh được tình trạng đau đầu của trẻ em:
Thanh thiếu niên bị nhiều hơn 3 cơn migraine trong một tháng có thể được điều trị dự phòng như thuốc chống trầm cảm (amitriptyline), các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi hay thuốc chống động kinh.
Tham khảo thêmthông tin tại bài viết: Phương pháp tự nhiên giảm chứng đau đầu mãn tính ở trẻ em
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.