Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư khá phổ biến hiện nay. Ước tính cứ 8 phụ nữ Mỹ sẽ có 1 người được chẩn đoán là ung thư vú. Có khoảng hơn 2 triệu người phụ nữ Mỹ đang được điều trị ung thư vú. Đàn ông cũng có khả năng mắc ung thư vú, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn, chỉ khoảng 0.22%

Tỷ lệ một người phụ nữ tử vong vì ung thư vú là 1/30 bệnh nhân ung thư vú, thấp hơn so với tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi. Hiện nay, tỷ lệ tử vong ung thư vú có xu hướng giảm, tỷ lệ sống sót tăng lên. Điều này có thể được giải thích do phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị thích hợp.

Yếu tố gây ung thư vú có những nguyên nhân kiểm soát được và cả những nguyên nhân không kiểm soát được. Những yếu tố nguy cơ nổi bật thường được kể đến sau đây:

Một số yếu tố không kiểm soát được:

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao tỷ lệ nguy cơ mắc ung thư vú càng cao. Có 8 trong số 10 loại ung thư vú được chẩn đoán ở phụ nữ trên 50 tuổi.
  • Gen: Khoảng 5-10% ung thư vú liên quan đến đột biến gen. BRCA1 và BRCA2 là những gen đột biến thường gặp. Nếu cơ thể chứa gen này, thì nguy cơ mắc ung thư vú có thể lên đến 80%. Một số đột biến gen khác cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Di truyền: Nếu có quan hệ huyết thống với những người bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên. Cụ thể, nếu mẹ, chị gái hoặc con gái bạn bị ung thư vú thì nguy cơ của bạn mắc bệnh tăng lên gấp đôi.
  • Tiền sử mắc ung thư vú trước đó: Nếu đã từng bị ung thư vú một bên thì bạn có thể bị ung thứ vú bên còn lại, hoặc xuất hiện thêm khối u ở bên vú đầu tiên. Trường hợp này sẽ được coi như một chẩn đoán mới, nó sẽ khác với việc tái phát khối u đầu tiên.
  • Bất thường sinh thiết vú: Kết quả sinh thiết vú bất thường cũng có liên quan đến ung thư vú
  • Điều trị tia xạ vùng ngực: Nếu trước đây bạn đã từng được điều trị tia xạ vùng ngực thì nguy cơ mắc ung thư vú cũng tăng lên
  • Chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh: Dậy thì sớm trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • Sử dụng thuốc DES (diethylstilbestrol) trong thời kỳ mang thai với mục đích giảm nguy cơ sảy thai. Theo một số nghiên cứu gần đây thì loại thuốc này có liên quan tới bệnh ung thư vú.
  • Chủng tộc: Người phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người Mỹ gốc Phi. Tuy nhiên, người Mỹ gốc Phi lại có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao hơn. Nguyên nhân có thể được giải thích do tốc độ phát triển của khối u. Nếu là người châu Á, Tây Ban Nha, Ấn Độ thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ thấp hơn.

Một số yếu tố có thể kiểm soát:

  • Mang thai: Không có con hoặc mang thai lần đầu tiên ở sau 30 tuổi làm tăng nguy cơ. Nếu mang thai một hoặc nhiều lần, nhưng lần mang thai đầu tiên là trước 30 tuổi thì nguy cơ ung thư vú sẽ thấp đi. Cho con bú là một cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Cho con bú: Khi sinh con, không cho con bú làm tăng nguy cơ. Trong thời kỳ mang thai, nếu cho con bú sẽ làm giảm chu kỳ kinh nguyệt đồng thời làm giảm nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt nên cho con bú từ 1,5-2 năm làm giảm nguy cơ đến một nửa.
  • Thuốc tránh thai: Vẫn còn đang có nhiều tranh cãi về thuốc tránh thai ảnh hưởng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Một số nghiên cứu cho rằng khi sử dụng thuốc thì nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng nhẹ. Nếu bỏ thuốc hơn 10 năm hoặc nhiều hơn thì nguy cơ sẽ không tăng. Nếu bạn đang cân nhắc việc dụng thuốc tránh thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ những rủi ro và tác dụng của nó.
  • Rượu: Uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ so với những những phụ nữ không uống rượu
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Nếu bạn sử dụng lâu dài HRT dạng kết hợp (estrogen kết hợp progesterone) sau mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như các bệnh tim mạch, huyết khối và đột quỵ. Ở những người sử dụng HRT dạng kết hợp phát hiện ung thư vú thường ở những giai đoạn sau. Trong trường hợp ngừng sử dụng HRT, sau 5 năm nguy cơ mắc ung thư của bạn trở về bình thường. Estrogen khi sử dụng một mình (ERT) không có ảnh hưởng, trừ trường hợp bạn đã có chẩn doán ung thư vú dương tính với estrogen receptor. Vì vậy, nên đi khám để được tư vấn đầy đủ về ưu và nhược điểm khi sủ dụng HRT.
  • Cân nặng và chế độ ăn uống: Những người thừa cân thường có nguy cơ cao hơn đặc biệt nếu đang trong thời kỳ mãn kinh, và cân nặng luôn có xu hướng tăng. Có mối liên hệ giữa trọng lượng thừa và nguy cơ ung thư vú.
  • Thói quen tập thể dục: Nếu không tập thể dục thường xuyên nguy cơ sẽ tăng lên. Vậy tập thể dục bao nhiêu là đủ? Một nghiên cứu cho rằng đi bộ nhanh mỗi ngày từ 75-120 phút làm giảm nguy cơ 18%. Trong 1 tuần nếu dành 10 giờ đi bộ sẽ làm giảm nguy cơ nhiều hơn chút nữa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư vú

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm