Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp phòng ngừa ung thư vú

Ung thư vú có thể được phòng ngừa bắt đầu từ những thói quen hàng ngày, ví dụ như hạn chế rượu và tập luyện. Các thông tin trong bài viết dưới đây để biết bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ bị ung thư vú.

Các biện pháp phòng ngừa ung thư vú

Nếu bạn quan tâm tới ung thư vú, bạn có thể phân vân không biết có biện pháp nào để phòng ngừa nó không? Có một vài yếu tố nguy cơ như di truyền thì không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có những thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư vú.

Bạn có thể làm gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, thậm chí là ở những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao. Các bước dưới đây có thể giúp bạn:

Hạn chế rượu: bạn uống càng nhiều rượu thì nguy cơ phát triển ung thư vú càng cao. Theo khuyến cáo chung, dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của rượu, bạn nên hạn chế đến mức ít hơn 1 ly rượu/ ngày, bởi ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Không hút thuốc: nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc và nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, không hút thuốc cũng là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.

Kiểm soát cân nặng: thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt ở những người bị béo phì sau mãn kinh.

Tập luyện: tập luyện có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lí, phòng ngừa ung thư vú. Theo khuyến cáo, đối với người lớn khỏe mạnh nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần những bài tập vừa phải hoặc 75 phút những bài tập có cường độ mạnh, và ít nhất 2 lần/ tuần các bài tập tăng cường sức mạnh.

Cho con bú: cho con bú (nuôi con bằng sữa mẹ) đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư vú. Bạn cho con bú càng lâu thì hiệu quả bảo vệ càng lớn.

Hạn chế liều và thời gian sử dụng liệu pháp hóc-môn thay thế: liệu pháp hóc-môn được sử dụng 3-5 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Nếu bạn đang sử dụng hóc-môn thay thế để cải thiện các triệu chứng mãn kinh, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về những tác dụng khác mà nó mang lại.

Bạn cũng có thể kiểm soát các triệu chứng của mình bằng các liệu pháp không sử dụng hóc-môn và thuốc. Nếu bạn quyết định lựa chọn những lợi ích của việc sử dụng hóc-môn thay thế trong thời gian ngắn hơn là những nguy cơ của nó, hãy sử dụng liều thấp nhất có thể và tiếp tục theo dõi trong thời gian sử dụng.

Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ và ô nhiễm môi trường: các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, ví dụ như chụp cắt lớp vi tính, sử dụng tia phóng xạ liều cao. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ung thư vú và sự phơi nhiễm phóng xạ. Hãy giảm tiếp xúc với tia phóng xạ bằng cách chỉ sử dụng các xét nghiệm trên khi thật cần thiết.

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa ung thư vú

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư, cũng như là bệnh tiểu đường, tim mạch và đột quỵ. Ví dụ, những phụ nữ có chế độ ăn lành mạnh, có bổ sung thêm dầu oliu và các loại hạt có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Chế độ ăn lành mạnh chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt; sử dụng các loại chất béo tốt như là dầu oliu hơn là bơ, ăn cá thay vì thịt đỏ.

Mối liên quan giữa viên uống tránh thai và ung thư vú

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng dùng liều cao Estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này cũng cho thấy 10 năm sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, nguy cơ mắc ung thư vú trở lại mức ngang bằng so với những người không bao giờ sử dụng thuốc tránh thai. Những bằng chứng hiện tại không cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú khi sử dụng các thuốc tránh thai hiện nay.

Bạn có thể làm gì khác?

Cần thận trọng để phát hiện các triệu chứng của ung thư vú. Nếu bạn thấy bất kì thay đổi nào ở ngực, ví dụ như khối sưng mới, hay những thay đổi ở da, hãy nói với bác sĩ. Bạn cũng sẽ được chụp tuyến vú (mamo) và các sàng lọc khác dựa trên tiền sử cá nhân của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những giai đoạn cảm xúc khi mắc ung thư vú

 

 
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm